CÓ TRÊN 23.000 LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG BA THÁNG ĐẦU NĂM 2014

   
Cập nhật: 12/04/2014 10:34
CÓ TRÊN 23.000 LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG BA THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Xem lịch sử tin bài

Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong Quý I năm 2014 có 23.277 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 24% so với Quý 1 năm 2013. Riêng trong tháng 3 các doanh nghiệp đã cung ứng được 9.346 lao động, tặng 21,17% so với 2 tháng liền kề.

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

   1. Khu vực Đông Bắc Á:

   Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 18.601 người,chiếm tỷ trọng 79,91% tổng số đưa đi, tăng 58,91% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

   Lao động đi làm việc tại Đài Loan là: 13.647 người, chiếm 73,37% số lao động đưa đi trong khu vực này và

chiếm 58,63% so với tổng số lao động đưa đi trong Quý 1 năm 2014. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 4.549 người. Riêng tháng 03 Đài Loan tiếp nhận 5.268 người tăng 7,25% so với tháng 02 liền kề.

Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 2.828 người, tăng  20,80% so với Quý I năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 942 người.Trong tháng 03 con số này là 1.156 người.

   Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 1.645 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 548 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng 148,49% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân cơ bản do phía bạn tiếp tục nhận số lao động đã trúng tuyển kỳ thi tiếng Hàn năm trước, tạo cơ hội cho lao động tiếp tục sang làm việc tại thị trường này.

   Lao động đi làm việc tại Macao: 481 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 160 người, tăng 51,26%  so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 03, Macao tiếp nhận 175 người .

   2. Thị trường khu vực Đông Nam Á:

   Có 2.302 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 9,89% tống số lao động đưa đi, giảm 59,14% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 200 người; Cămpuchia: 50 người; và  Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 1.970 người,chiếm 85,57% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 20,95% so với cùng kỳ năm trước.

   Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 767 lao động. Đáng lưu ý, thị trường Singapor đã tiếp nhận 82 lao động, tăng gấp 1,20 lần so với Quý I năm 2013. Đây là thị trường đồi hỏi người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cả có trình độ tốt về ngoại ngữ .

   3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi:

   Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 1.601 lao động, chiếm 6,88% tổng số lao động đưa đi, tăng 2,81 lần  so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước. Trong Quý I các doanh nghiệp chỉ  cung ứng lao động cho hai thị trường có số lượng đáng kể, đó là: UAE với 405người, tăng 23,10%; Ả Rập Xê-Út: 568 người, tăng 2,55 lần % so với cùng kỳ năm trước, Quatar: 427 người và Irsael: 167 người .

   Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 556 người, chiếm 2,38% tổng số lao động đưa đi, tăng 22,74% so với Quý I năm 2012. Trong đó, thị trường Lybia tiếp nhận  481 người và trong tháng 3 là 295.

   4. Thị trường các khu vực khác:

   Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 217 người, chiếm 0,94% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Liên bang Nga tiếp nhận 104 người, Belarusia: 80 người và Italia : 16 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

   Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 8.880 người, chiếm 38,15% tổng số lao động đưa đi.

   Nếu trong Quý I có 20 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 12 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 100 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Libya, Macao, Qatar, UAE, Lào, Israel và  LB Nga.

   Tóm lại trong Qúy I năm 2014, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam  tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc hai khu vực Đông Bắc Á và Đông nam Á. Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN đồng thời thị trường các nước khu vực Trung Đông cũng có xu hướng tăng dần quy mô tiếp nhận lao động VN./.

MINH TÂM
Scroll