Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam ở nước ngoài 3 tháng đầu năm 2020

   
Cập nhật: 15/04/2020 09:13
Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam ở nước ngoài 3 tháng đầu năm 2020 Xem lịch sử tin bài

Quý I năm 2020 có 32.062 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giảm 0,87% so với Quý I năm 2019. Riêng trong tháng 3,các doanh nghiệp đã cung ứng được 11.560 lao động, giảm 17,23% so với tháng 03 cùng kỳ năm trước

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

1. Khu vực Đông Bắc Á

Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 31.001 người, chiếm tỷ trọng 96,70% tổng số đưa đi, giảm 0,23% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Lao động đi làm việc tại Đài Loan là:10.120 người giảm 7,79% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 32,64% số lao động đưa đi trong khu vực này và chiếm 31,56 % so với tổng số lao động đưa đi trong Quý 1 năm 2020, bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 3.373 người. Riêng tháng 03 Đài Loan tiếp nhận 4.064người tăng 1,32 lần so với tháng 02 liền kề.

Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 20.094 người, tăng 5,45% so với Quý I năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 6.698 người.Trong tháng 03 con số này là 7.025 người.

Lao động đi  làm việc tại Hàn Quốc là 634 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 211 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN giảm 35,11% so với cùng kỳ năm trước.

 Lao động đi làm việc tại Macao: 57 người; Hồng Công: 56 người và Trung Quốc: 40 người.

 2. Khu vực Đông nam Á

Có181lao động Việt Nam đi làm việc tại khu vực này, chiếm 0,56% tống số lao động đưa đi, giảm 16,20% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 104người, chiếm 57,45% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 45,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 35 lao động.

Thị trường Singapor tiếp nhận 15 lao động, giảm 54,54% so với Quý I năm 2018.

3.  Khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 56 lao động, chiếm 0,17% tổng số lao động đưa đi, giảm 85,64% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước.Trong Quý I các doanh nghiệp chỉ  cung ứng lao động cho ba thị trường đó là: Ả Rập Xê-Út: 49 người, giảm 82,74% so với cùng kỳ năm trước, Quatar: 01 người và  UAE 06 người .

Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 150 người, chiếm 0,47% tổng số lao động đưa đi, tăng giảm 26,83% so với Quý I năm 2019. Trong đó, chỉ duy nhất có thị trường Algieri tiếp nhận lao động.

 4. Khu vực Châu Âu

Lao động đi làm việc tại khu vực Châu Âu  là 652người, tăng 49,54% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 2,03% tổng số lao động đưa đi. Trong đó có 9 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam. Thị trường CH Sip tiếp nhận 22 người, Rumania: 274 người, Ba Lan: 42 người, Slovakia: 56, Nga: 25 và Uzbekitan: 227 người . Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

5. Khu vực khác

Tiếp nhận 22 người, chiếm 0,07% tổng số lao động đưa đi, trong đó Hoa kỳ tiếp nhận 22 người.

Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 12.124 người, chiếm 37,81% tổng số lao động đưa đi.

Nếu trong Quý I có 24 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 3 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 500 lao động trở lên bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bảnvà Hàn Quốc .

Tóm lại, trong Qúy I năm 2020, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam xếp theo thứ tự thị phần từ cao xuống thấp như sau: Đông Bắc Á, Khu vực Châu Âu, Đông Nam Á, Bắc phi, Trung Đông và khu vực khác. Thị phần lao động lớn nhất  tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, quy mô lao động cung ứng tại các thị trường nói chung đều sụt giảm do tác động lớn của dịch bệnh COVID-19, đây là một thách thức lớn cho hoạt động cung ứng lao động của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

 Hai thị trường tiếp nhận lao động VN với quy mô lớn nhất trong Quý 1 vẫn là Nhật Bản và Đài Loan chiếm gần 94% tổng số lao động đi và chiếm 97% số lao động đưa đi khu vực Đông Bắc Á.

 Khu vực các nước Châu Âu có thị phần gia tăng khá cao sự suy giảm đáng kể quy mô lao động sang thị trường một số nước tại khu vực Trung Đông (Ả Rập Xê út, UAE, Quatar) – đây là một thực trạng cần được nghiên cứu, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới với định hướng gia tăng hơn lao động cung ứng vào các thị trường này.

 

Scroll