1.
Tại cuộc họp báo đầu năm 2010, UBLĐ Đài Loan cho biết định hướng chính
sách lao động - việc làm trong năm 2010 được xác định là năng động hoá
thị trường việc làm, giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, tăng cường bảo vệ
quyền lợi người lao động và nâng cao hơn nữa thực hiện tiêu chuẩn chất
lượng xã hội trong công việc.
Để bảo vệ quyền lợi người lao động trong mọi loại hình công việc, UBLĐ Đài Loan sẽ
xúc tiến việc nghiên cứu và đưa ra dự thảo luật lao động đối với người
lao động giúp việc gia đình; Xây dựng khung cơ chế điều chỉnh tiền lương
cơ bản; Điều chỉnh hợp lí quy định nghỉ ốm theo hướng có lợi hơn cho
người lao động và đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát
việc thực hiện chính sách lao dộng tại các doanh nghiệp.
2.
Dự thảo luật lao động đối với người lao động giúp việc gia đình đã được
UBLĐ Đài Loan đưa ra lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan. Phạm vi
điều chỉnh được áp dụng cho cả người lao động nước ngoài và lao động bản
địa. Tinh thần của dự thảo là hướng tới việc bảo vệ tốt hơn quyền lợi
của người lao động giúp việc gia đình nhưng cũng không tạo gánh nặng lớn
cho người chủ sử dụng. Theo đó, người lao động được áp dung tiền lương
cơ bản; Cứ 7 ngày làm việc trong tuần được nghỉ 1 ngày; Khi bị chủ sử
dụng sa thải thì phải được nhận trợ cấp sa thải. Nếu chủ sử dụng vi phạm
các quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị phạt từ 6 ngàn đến 60
ngàn tệ.
Về giờ làm việc của người lao động:
do rất khó quy định, nên dự thảo đã đưa ra 2 phương án. Phương án 1:
quy định chủ sử dụng mỗi ngày cho người lao động được nghỉ liên tục ít
nhất 10 giờ. Trong thời gian nghỉ, nếu có nhu cầu người lao động làm
việc thì 2 bên phải có thoả thuận về mức tiền lương và nội dung công
việc. Phương án 2: Thời gian làm việc do 2 bên thoả thuận.
Về việc mỗi tuần nghỉ một ngày:
dự thảo cũng đưa ra 2 phương án. Phương án 1, quy định 7 ngày được nghỉ
ít nhất 1 ngày. Nếu đề nghị người lao động làm việc ngày đó, thì trả
thêm 1 ngày tiền lương. Phương án 2, quy định cứ một tuần 7 ngày thì
nghỉ 1 ngày, nhưng nếu có việc gấp, thì chủ không cho người lao động
nghỉ và người lao động được nhận tiền công ngày lao động đó.
Về nghỉ phép năm:
quy định như luật lao động. Nếu không nghỉ phép vì lí do của phía chủ
sử dụng lao động, thì chủ sử dụng lao động phải trả tiền công cho các
ngày phép không nghỉ.
Về nghỉ ốm: quy định như luật lao động, một năm có 30 ngày nghỉ ốm, tiền lương hưởng 50%; một năm có 14 ngày nghỉ việc riêng.
Về bảo hiểm:
Chủ phải mua bảo hiểm mức tối thiểu 500.000 tệ. Đây là loại bảo hiểm
thương mại chi trả cho các rủi ro về suy giảm khả năng lao động và tử
tuất của người lao động.
Ngoài
ra dự thảo cũng quy định, nếu người lao động không đảm bảo được công
việc hoặc người được chăm sóc không còn nhu cầu mà phải chấm dứt hợp
đồng lao động thì người lao động được nhận trợ cấp sa thải.
Dự
thảo đang trong quá trình lấy ý kiến, tuy nhiên các đoàn thể giới chủ
có những phản ứng gay gắt về quy định giờ làm việc. Theo họ, các quy
định trên sẽ làm tăng chi phí của chủ sử dụng và đề nghị phải có nghiên
cứu toàn diện và hợp lý hơn.
3. Tại thị trường Đài Loan hiện có 578 công ty dịch vụ nước
ngoài cung ứng lao động được cấp phép vào Đài Loan. Trong đó Indonesia:
190 công ty; Philipin: 177; Thái Lan: 135; Malaysia: 2 và Việt Nam có
74 công ty.
Tính hết tháng 1 năm 2010, số lượng lao động nước ngoài
đang làm việc tại Đài Loan là 353.805 người. Xếp theo quy mô và thị
phần lao động từ cao xuống thấp, có thứ tự sau: (1) Indonesia: 141.775
lao động - 40,07%; (2) Việt Nam: 77.920 lao động - 22,02%; (3) Philipin
(72.467 lao động - 20,48%; (4) Thái Lan: 61.633 lao động - 17,42% và (5)
Malayxia: 102 lao động - 0,01%./.