Theo
phía Nhật Bản, mục tiêu việc sửa đổi, bổ sung chính sách này là để bảo
vệ tốt hơn lợi ích chính đáng và ổn định địa vị pháp lý của tu nghiệp
sinh nước ngoài ; khắc phục việc một số cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận
tu nghiệp sinh, thực tập sinh nước ngoài không nắm vững mục tiêu vốn có
của chương trình là chuyển giao những kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức do
Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển cho các quốc gia đang phát triển mà
thực chất chỉ sử dụng tu nghiệp sinh nước ngoài như những lao động rẻ
tiền.
I. NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI :
Thay đổi quy chế lưu trú :
Từ
quy chế lưu trú (tu nghiệp sinh ) chuyển sang quy chế (thực tập kỹ
năng ) theo đó tư cách lưu trú được chia làm hai loại, tùy theo hình
thức tiếp nhận:
a.
Tiếp nhận và tổ chức thực tập kỹ năng tại Nhật Bản cho nhân viên nước
ngoài làm việc tại các liên doanh của Nhật Bản ở nước ngoài (gọi là hình
thức doanh nghiệp tự tiếp nhận);
b.
Tiếp nhận và tổ chức thực tập kỹ năng tại Nhật Bản cho người nước ngoài
thông qua các tổ chức tiếp nhận đầu mối phi lợi nhuận như các nghiệp
đoàn, Phòng Thương mại và công nghiệp (gọi là hình thức tiếp nhận qua
các tổ chức giám sát đầu mối).
Theo
đó ngay từ năm thứ nhất, thực tập sinh nước ngoài đã có quan hệ lao
động với người sử dụng lao động, được đối xử như người lao động Nhật
Bản, được bảo vệ và bảo đảm bởi Luật lao động và các Luật liên quan.
Thời gian thực tập kỹ năng tối đa là 3 năm, được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thực tập kỹ năng I, năm thứ nhất;
+ Giai đoạn thực tập kỹ năng II, gồm năm thứ hai và năm thứ ba.
Giai
đoạn thực tập kỹ năng I có thời gian là 1 năm. Hết giai đoạn I, thực
tập sinh phải tham gia kỳ kiểm tra, đánh giá tay nghề, trình độ... để
chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng II.
Khóa học sau nhập cảnh:
Thời
gian của khóa học bằng ít nhất 1/6 (2 tháng) giai đoạn thực tập kỹ năng
I và tối thiểu bằng 1/12 (1 tháng) của giai đoạn thực tập kỹ năng I
nhưng với điều kiện, trước khi đi thực tập sinh nước ngoài đã tham gia,
hoàn thành khóa học tiếng và giáo dục định hướng với trên 160 giờ tại
nước phái cử. Kết thúc khóa học, thực tập sinh được ký hợp đồng lao động
với xí nghiệp tiếp nhận và được đối xử như người lao động Nhật Bản.
Nội dung khóa học gồm:
+ Tiếng Nhật;
+ Kiến thức về đời sống, sinh hoạt thường ngày tại Nhật Bản;
+ Các thông tin cần thiết trong bảo vệ pháp lý cho thực tập sinh;
+ Kiến thức bổ trợ để dễ dàng hơn trong thực tập kỹ năng sau này.
Khóa
học được tổ chức bằng các buổi lên lớp và tham quan, không được đào tạo
cách vận hành máy móc, vệ sinh an toàn lao động trong dây chuyền sản
xuất.
Nghiêm cấm thu tiền bảo lãnh, tiền phạt vi phạm hợp đồng bất hợp pháp:
Do
có trường hợp tổ chức phái cử thu một số tiền bảo lãnh lớn với mục đích
đề phòng tu nghiệp sinh bỏ trốn, gây gánh nặng kinh tế, góp phần thúc
đẩy tu nghiệp sinh bỏ trốn hoặc làm việc bất hợp pháp ngoài thời gian tu
nghiêp. Chương trình nghiêm cấm việc thu các khoản tiền bất hợp pháp:
tổ chức phái cử không được thu tiền bảo lãnh..., không được thực hiện
các hợp đồng có quy định tiền phạt do không thực hiện hợp đồng;
Các
tổ chức liên quan đến tiếp nhận không được thực hiện các hợp đồng có
điều khoản tiền phạt đối với thực tập sinh. Để kiểm soát tổ chức phái cử
tuân thủ quy định trên, khi nhập cảnh thực tập sinh phải xuất trình bản
hợp đồng đã ký giữa tổ chức phái cử và thực tập sinh.
Tăng cường vai trò chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ của Tổ chức giám sát đầu mối:
Theo
quy định mới, tổ chức giám sát phải thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra,
hỗ trợ trong suốt thời gian thực tập kỹ năng. Các yêu cầu chủ yếu đối
với Tổ chức giám sát là:
+ Kế hoạch thực tập kỹ năng phải do cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức của Tổ chức giám sát xây dựng;
+ Ít nhất mỗi tháng một lần, cán bộ của Tổ chức giám sát phải đến hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp tiếp nhận;
+
Tối thiểu 3 tháng một lần, cán bộ quản lý của Tổ chức giám sát phải
thực hiện việc kiểm tra tại chỗ và báo cáo cho Cục quản lý nhập cảnh địa
phương;
+ Xây dựng cơ cấu tiếp nhận và tư vấn, giải đáp các kiến nghị của thực tập sinh;
+ Có biện pháp bảo đảm cho thực tập sinh về nước (chi phí về nước…)
+ Tập trung mọi nỗ lực trong việc chuyển chỗ thực tập cho thực tập sinh, nếu doanh nghiệp tiếp nhận cũ gặp khó khăn;
+ Các chi phí cần thiết cho công tác giám sát, phải quyết toán số tiền và nội dung chi cho đơn vị thu phí;
+ Nghiêm cấm việc yêu cầu thực tập sinh chịu trực tiếp hay gián tiếp các chi phí cần thiết cho công tác giám sát.
Thời gian tạm ngừng tiếp nhận khi vi phạm nghiêm trọng hoặc không đủ điều kiện tiếp nhận:
Thời
gian tạm ngừng tiếp nhận là 5 năm, 3 năm hoặc 1 năm tùy vào mức độ và
nội dung vi phạm. Các hành vi vi phạm nghiêm trọng dưới đây sẽ áp dụng
thời gian tạm ngừng tiếp nhận tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng
với thời gian là 5 năm:
+ Hành vi bạo lực, đe dọa, giam cầm;
+ Hành vi xâm phạm nhân quyền rõ rệt;
+ Thu giữ hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài;
+ Sử dụng và cung cấp giấy tờ giả mạo;
+ Không thanh toán tiền lương.
Các trường hợp sau đây sẽ không được tiếp nhận tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng:
+
Tổ chức tiếp nhận hoặc cán bộ của tổ chức này đã từng bị xử phạt vì tội
liên quan đến Luật quản lý nhập cảnh và pháp luật lao động nhưng chưa
quá 5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt hoặc ngày được xóa hình phạt;
+
Cán bộ của tổ chức tiếp nhận trong vòng 5 năm trở lại đã từng là cán bộ
phụ trách giám sát thực tập kỹ năng ở đơn vị khác, trong thời gian làm
việc đó đơn vị này có vi phạm và bị xử phạt không được phép tiếp nhận
thực tập sinh, đến thời điểm hiện tại thời gian chấp hành hình phạt chưa
kết thúc;
+
Tổ chức phái cử hoặc giám đốc tổ chức phái cử trong vòng 5 năm trở lại
đã từng có hành vi giả mạo hoặc cung cấp giấy tờ giả mạo với mục đích
giúp cho người nước ngoài được cấp chứng minh công nhận tư cách lưu trú.
Các quy định khác :
+ Doanh nghiệp tiếp nhận phải lập hồ sơ theo dõi quá trình thực tập và phải lưu giữ 1 năm sau khi kết thúc thực tập;
+
Tổ chức giám sát đầu mối phải lập hồ sơ về tình hình huấn luyện, hướng
dẫn, giám sát tại từng cơ sở và lưu giữ 1 năm sau khi kết thúc thực tập;
+ Trong thời gian thực tập, doanh nghiệp tiếp nhận phải khai báo về việc bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động;
+
Tổ chức giám sát phải báo cáo cho Cục quản lý nhập cảnh địa phương tình
hình thực tập sinh hoàn thành chương trình về nước và các trường hợp
không thể tiếp tục thực hiện chương trình thực tập và đề xuất các giải
pháp;
+
Doanh nghiệp tiếp nhận không được cấm thực tập sinh ra khỏi ký túc xá,
giữ hộ chiếu, giấy chứng minh đăng ký người nước ngoài của thực tập sinh
với lý do đề phòng các vấn đề xảy ra như bỏ trốn…Ngoài ra, các hành vi
cấm thực tập sinh dùng điện thoại di động và cấm gặp khách đến thăm gây
khó khăn cho việc liên lạc với gia đình và bạn bè cũng được xem là hành
vi quản lý không phù hợp.
+
Tăng tổng số ngành nghề lên 65 và loại hình công việc lên 120 cho Thực
tập sinh nước ngoài được phép thực tập (trước đây là 63 và 116).
Tiền lương:
Phải
thanh toán tiền lương cho thực tập sinh theo Luật tiền lương tối thiểu
và các quy định của Luật lao động. Trường hợp yêu cầu làm ngoài thời
gian quy định hoặc làm việc vào ngày nghỉ phải thanh toán tiền lương phụ
trội. Nếu khấu trừ tiền ăn, tiền ký túc xá vào tiền lương phải có hiệp
ước lao động theo Luật tiêu chuẩn lao động, số tiền khấu trừ không được
vượt quá các chi phí thực tế.
Việc thay đổi quy chế lưu trú đối với tu nghiệp sinh đã nhập cảnh trước ngày Luật có hiệu
với
tu nghiệp sinh đã nhập cảnh, đến thời điểm Luật mới có hiệu lực thi
hành, nếu đã qua khóa học sau nhập cảnh và chuyển sang giai đoạn thực
tập kỹ năng I, sẽ ký với doanh nghiệp tiếp nhận hợp đồng tuyển dụng và
được chuyển đổi quy chế lưu trú từ tu nghiệp sang thực tập kỹ năng.
II. DOANH NGHIỆP XKLD VỚI VIỆC CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN :
Việc
sửa đổi, bổ sung Luật xuất nhập cảnh trong đó có các quy định mới về
tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài của Nhật Bản tác động lớn đến việc
phái cử và tiếp nhận trong thời gian tới, theo hướng tăng cường quyền
lợi cho thực tập sinh, nâng cao vai trò và việc quản lý, giám sát, hướng
dẫn, chỉ đạo của tổ chức tiếp nhận đầu mối đối với các xí nghiệp tiếp
nhận trực thuộc; minh bạch các khoản thu và việc sử dụng các nguồn thu
cuả tổ chức tiếp nhận đầu mối; tăng cường quản lý, giám sát và xử lý đối
với các tổ chức tiếp nhận có hành vi vi phạm quy định; kiểm soát và
khống chế việc thu tiền bảo lãnh nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của
doanh nghiệp phái cử; kiểm tra nội dung hợp đồng phái cử nhằm phát hiện
và xử lý đối với việc thu tiền bảo lãnh bất hợp pháp bằng cách dừng,
không tiếp nhận thực tập sinh từ những doanh nghiệp phái cử vi phạm.
Hạn chế chủ yếu của tu nghiệp sinh Việt Nam
trong những năm qua là tỷ lệ bỏ trốn cao làm cho các xí nghiệp, nghiệp
đoàn của Nhật Bản giảm nhu cầu tiếp nhận. Tỷ lệ bỏ trốn gần đây có
thuyên giảm (còn khoảng 2%), theo đánh giá của các doanh nghiệp thì
nguyên nhân giảm được tỉ lệ bỏ trốn là do các doanh nghiệp tuyển chọn,
sàng lọc, giáo dục định hướng rất kỹ trước khi xuất cảnh, nhưng có lẽ
nguyên nhân chủ yếu là do tu nghiệp sinh bị ràng buộc bởi khoản tiền và
tài sản bảo lãnh thực hiện hợp đồng rất lớn. Nay, theo quy định mới
doanh nghiệp phái cử không được phép thu tiền bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, nếu bị phát hiện sẽ bị phía Nhật Bản dừng tiếp nhận. Vấn đề đặt ra
là liệu có giải pháp gì thay thế cho việc thu tiền bảo lãnh mà vẫn ràng
buộc được người lao động thực hiện hợp đồng mà không bị phía Nhật Bản
coi là vi phạm quy định. Theo đánh giá khách quan thì chỉ việc tăng
cường đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đi là chưa đủ để nâng
cao ý thức tuân thủ hợp đồng. Nếu tỷ lệ lao động trốn trong tương lai
tăng lên, hệ quả sẽ lại dẫn đến giảm nhu cầu tiếp nhận.
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các giải pháp sau sẽ góp phần củng cố và phát triển thị trường Nhật Bản:
+
Chủ động tiếp cận và nắm vững các quy định mới về tiếp nhận, quản lý
thực tập sinh nước ngoài của Nhật Bản; thâm nhập, củng cố và mở rộng
chương trình phái cử. Thường xuyên tiếp xúc với các tổ chức tiếp nhận,
tham gia các hội thảo, hội nghị về chương trình việc làm, tu nghiệp sinh
và thực tập sinh nước ngoài…Xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu
của doanh nghiệp đến các cơ quan và tổ chức tiếp nhận Nhật Bản;
+
Tăng cường tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các
tổ chức tiếp nhận Nhật Bản. Chú trọng đào tạo tiếng Nhật, tính kỷ luật,
tác phong công nghiệp và phong tục tập quản của Nhật Bản;
+
Chú trọng công tác quản lý thực tập sinh. Phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức tiếp nhận Nhật Bản trong việc xử lý các phát sinh liên quan đến
thực tấp sinh; giữ gìn uy tín của doanh nghiệp và thực tập sinh do mình
phái cử;
+ Minh bạch trong tuyển chọn và thu phí.
+ Phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức tiếp nhận Nhật Bản để chuyển đổi quy chế
lưu trú của Tu nghiệp sinh nhập cảnh trước khi Luật này có hiệu lực./.