Phía Sở Lao động
–Thương Binh Xã hội tỉnh Thanh Hóa có bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc
, ông Lê Quang Tích, Phó giám đốc và ông Lê Đình Tùng , trưởng phòng
Việc làm.Thay mặt lãnh đạo Sở, ông Lê Quang Tích đã báo cáo công tác
XKLĐ năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 của tỉnh Thanh Hóa với kết quả đã
có 14.420 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 975 lao động đi
theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg. Kế hoạch năm 2011, Thanh Hóa phấn đấu
đưa 11.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài , tuy nhiên trong 6 tháng
mới đạt 41% kế hoạch . Vì vậy nhiệm vụ 6 tháng cuối năm đặt ra với nhiều
thách thức để hoàn thành kế hoạch đặt ra - phấn đấu tiếp tục đưa đi
5.500lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để hoàn
thành mục tiêu này , báo cáo đã đề cập tới một số giải pháp cơ bản sau :
đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền cả chiều sâu và chiều
rộng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho người lao động và gia
đình họ; có thêm các cơ chế chính sách khuyến khích người lao động tham
gia XKLĐ cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa khi doanh nghiệp
tuyển chọn lao động tại địa phương; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn trong
vay vốn XKLĐ…
Đứng
trước những thách thức này, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc Sở cũng
đề nghị Chủ tịch HH tư vấn các giải pháp cần lựa chọn ưu tiên để Thanh
Hóa làm tôt và hiệu quả công tác XKLĐ trong thời gian tới. Chủ tịch HH
Nguyễn Lương Trào khẳng định Thanh Hóa là một trong các tỉnh có quy mô
lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất trong thời gian qua và đóng
góp đáng kể trong sự nghiệp XKLĐ. Thanh Hóa cũng là tỉnh coi trọng công
tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ và là tỉnh đầu tiên cung cấp Bản tin
Lao động -Việc làm ngoài nước, do Hiệp hội phát hành, tới
trên 1.000 địa bàn cấp thôn bản tại 7 Huyện nghèo trong tỉnh . Đứng
trước những thách thức mới hiện nay, để hoàn thành mục tiêu XKLĐ đặt ra,
Sở cần quan tâm một số nội dung sau : (a) Đổi mới hơn nữa công tác
thông tin tuyên truyền sao cho các thông tin về cơ chế chính sách , về
thị trường lao động phải trực tiếp tới được người lao động và gia
đình họ; sớm hình thành cơ chế thông tin hai chiều giữa địa phương và
HH để kịp thời thông tin các mô hình làm tốt tại địa phương (xã , phường
, thôn , bản ), các kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn liên quan tới XKLĐ;
(b) Phối hợp chặt chẽ hơn, chủ động đề xuất các giải pháp với các cơ
quan chức năng để giải quyết cơ bản các tồn đọng về quyền lợi của người
lao động do doanh nghiệp còn chậm hoặc cố tình chưa giải quyết, nhằm tạo
được niềm tin cho người lao động cũng như trong cộng đồng dân cư trên
địa bàn trong tỉnh ; (c) Tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục vay vốn cũng
như nguồn vốn vay cho người lao động đi XKLĐ và (d) Tạo thuận lợi hơn
nữa trong các thủ tục để doanh nghiệp xúc tiến công tác tuyển chọn lao
động tại địa phương.
Chủ tịch HH cũng đã giới thiệu một số hoạt động của HH trong thời gian tới, trong đó nhấn
mạnh hoạt động chấm điểm đánh giá doanh nghiệp thực hiện Bộ quy tắc ứng
xử COC.Vn, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Sở Lao động -Thương
binh và Xã hội trong hoạt động này. Chủ tịch HH cũng đã chỉ ra mối quan
hệ hợp tác và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Sở trong hoạt động
XKLĐ tại địa phương và đổi mới sự phối hợp này theo hướng hướng các
doanh nghiệp nên ký với Sở bản thỏa thuận mang tính cam kết, theo đó địa
phương sẵn sàng tạo điều kiện đảm bảo đáp ứng đủ số lượng lao động mà
doanh nghiệp có nhu cầu và Doanh nghiệp cũng cần cam kết đảm
bảo việc đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
đúng số lượng đã tuyển chọn, khắc phục tình trạng tuyển ảo nguồn lao
động thời gian qua .
Trước mắt Tổng
công ty LOD và VINAGIMEX sẽ tiếp cận và xúc tiến việc tuyển chọn lao
động tại Thanh Hóa theo cách làm này với sự đồng thuận cao của ban giám
đốc Sở ./.
M Tâm