Ngày
05/4/2012, hãng tin Bernama cho biết: sau 2 lần gia hạn quá trình hợp
pháp hoá cho lao động nước ngoài theo chương trình 6P kết thúc vào ngày
10/4/2012, Bộ trưởng Nội vụ Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein
nói"Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động và Đại sứ
quán các nước cung ứng lao động bằng cách gia hạn chương trình này đến
lần thứ 2".
Ngày 17/4/2012 Tổng thư ký Bộ Nội vụ cho biết có 132.424 người nhập cư
bất hợp pháp được làm thủ tục về nước theo theo chương trình 6P, trong
đó phần lớn là Indonesia (82.253) tiếp theo là Ấn Độ (10.091), Nepal
(9271), Myanmar (7850), Campuchia (5121), Bangladesh (4816), Việt Nam
(3242), Pakistan (2707), Philippines (2249), Sri Lanka (1705), Trung
Quốc (1492) và các nước khác (1627). Trong một tuyên bố ngày 16/4, Bộ
Nội vụ cho biết 100.133 người đã về nước bằng đường hàng không, 31.685
bằng đường biển và 424 bằng đường bộ. Chính phủ Malaysia đã huy động lực
lượng cao nhất để đáp ứng yêu cầu công việc 6P.
Ngoài ra, tổng cộng có 329.936 người nhập cư bất hợp pháp đã được hợp
pháp hoá và sẽ được 59.009 chủ sử dụng lao động ở các ngành khác nhau,
bao gồm sản xuất chế tạo, dịch vụ, xây dựng, trồng rừng và các lĩnh vực
nông nghiệp tuyển dụng. Đến nay Đại sứ quán Việt Nam đã cấp 3.617 hộ
chiếu cho lao động để làm thủ tục hợp pháp hóa, có 3.376 trường hợp đã
được hợp pháp hóa, 241 trường hợp bị từ chối.
Theo thông báo của cơ quan chức năng nước sở tại thì giai đoạn ân xá và
hợp pháp hóa cho lao động bất hợp pháp kết thúc ngày 10/4/2012, tuy
nhiên đến nay Cơ quan chức năng không đưa ra bất kỳ một thông báo nào
(kể cả trên báo chí) về việc giai đoạn ân xá đã kết thúc hoặc gia hạn
đến khi nào. Qua các kênh thông tin Ban nắm được, sau ngày 10/4/2012 cơ
quan chức năng của Malaysia vẫn tiến hành làm các thủ tục cho những
người bất hợp pháp về nước mà không bị xử phạt theo quy định trong Luật
Di trú; Đại sứ quán Indonesia tại Malaysia hàng ngày vẫn làm thủ tục
giấy tờ cho hàng trăm công dân của họ về nước.
*6P: Viết tắt bằng tiếng Anh, có nghĩa là đăng ký, giám sát, phân loại,
gia hạn, ân xá, hợp pháp hóa, trục xuất.
|