1. Về phát triển kinh tế:
“Malaysia vẫn đang giữ vững đà tăng trưởng kinh tế đáng ngạc nhiên” đây
là nhận định của một số chuyên gia kinh tế nước ngoài. Trong khi cả thế giới
đang đứng trước những khó khăn, thách thức về kinh tế thì Chính phủ Malaysia
công bố nhiều chính sách lớn: Tăng tiền lương tối thiểu cho lao động khu vực
tư nhân; Khởi động nhiều dự án có giá trị lớn, mỗi dự án hàng chục tỷ đô la Mỹ.
Đặc biệt khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak) đang được quan tâm đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.
Nhu cầu sử dụng số lượng lớn lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực
xây dựng tại các dự án lớn để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Bên cạnh các dự án đầu tư từ nước ngoài thì thị trường tiêu dùng trong
nước cũng rất phát triển, hàng năm có gần 20 triệu khách du lịch nước ngoài đến
Malaysia. Lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng mang lại nguồn lợi đáng kể cho ngân
sách nhà nước.
Ngoài các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Malaysia còn hướng ra
nước ngoài để đầu tư các lĩnh vực có ưu thế như trồng và khai thác dầu cọ. Đầu
tháng 9-2012, bên lề hội nghị APEC tại Liên bang Nga, Chính phủ Peru đã chào
hàng 1 doanh nghiệp của Malaysia trồng 70.000ha cọ với tổng giá trị 300 triệu
USD.
2. Tình hình thị trường lao động:
Hiện nay, Malaysia vẫn cần số lượng lớn lao động sang làm việc, tuy
nhiên chủ yếu lao động nữ, mức lương cơ bản thông thường 23RM/ngày làm
việc 8h nhưng phía doanh nghiệp của ta không đáp ứng được các yêu cầu của
chủ sử dụng.
Thời gian gần đây, nhiều Công ty tại Malaysia có nhu cầu nhận lao động
sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, một số doanh nghiệp của ta đã hợp tác
với đối tác để tuyển chọn đưa lao động sang nhưng nhiều doanh nghiệp không
sang Malaysia để phối hợp với Ban thẩm định kỹ các điều kiện làm việc và ăn ở
của người lao động. Mức lương 35RM/ngày làm việc 8h cho lĩnh vực xây dựng
hiện nay không còn phù hợp với thị trường, thông thường lao động các nước
khác đang làm việc là 40RM/ngày.
3. Thẩm định hợp đồng:
Số lượng hồ sơ nhận lao động Việt Nam được thẩm định tại Ban QLLĐ
trong tháng 9/2012 là 17 bộ, với 490 lao động ngành sản xuất chế tạo và 290 lao
động xây dưng.
4. Vụ việc phát sinh:
Tháng 9 xảy ra một số vụ việc do nhà máy phá sản hoặc thu hẹp sản xuất:
- Nhà máy Topla Hitech do Nhật Bản đầu tư vào Malaysia năm 2010, hoạt
động được 1 năm đến cuối năm 2011 thì thiếu đơn hàng, chất lượng hàng không
đảm bảo nên bị đối tác trả lại. Hậu quả là nhà máy phá sản, 03 lao động Việt
Nam chuyển sang nhà máy khác, 37 lao động khác phải về nước.
- Nhà máy Eastern Global chuyên sản xuất thuỷ sản đông lạnh, do thiếu
việc làm người lao động phải chuyển sang các nhà máy khác, tuy nhiên một số
lao động không đống ý chuyển. Đáng lưu ý tại nhà máy này, lao động ta sắp hết
hạn VISA làm việc năm thứ nhất nhưng sự phối hợp giải quyết giữa các bên
chưa tốt.
- Vụ việc 12 lao động làm đúc bê tông tại Công ty IK Kun Conccret tại
Muar – JOHOR khiếu nại chủ sử dụng khấu trừ tiền thuế levy.
5. Đề xuất, kiến nghị :
- Từ nay đến khi thực thi Luật tiền lương tối thiểu chỉ còn 3 tháng, đề nghị
các doanh nghiệp khai thác các hợp đồng mới với điều kiện của mức lương tối
thiểu 900RM/tháng (26 ngày) tại Tây Malaysia và 800RM/tháng tại Sabar và
Sarawak,
- Đối với lĩnh vực xây dựng, để tránh những hậu quả xấu, đề nghị chỉ nên
chấp nhận các đơn hàng có mức lương cơ bản 40RM trở lên, mức lương 35RM
trước đây không còn phù hợp với thị trường; doanh nghiệp phải sang Malaysia
để thẩm định tại chỗ các điều kiện của hợp đồng.
Nguồn tin:
Ban QLLĐ tại Malaysia