Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:
1. Khu vực Đông Bắc Á :
Số
lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 20.903 người,chiếm tỷ
trọng 64,86% tổng số đưa đi, giảm 2,65% số lượng lao động đưa đi so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó:
Lao động đi làm việc tại Đài Loan là:
15.106 người, chiếm 72, 27% số lao động đưa đi trong khu vực này và
chiếm 46,87% so với tổng số lao động đưa đi trong 5 tháng đầu năm 2013.
Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 3.021 người. Riêng tháng 5, Đài Loan tiếp nhận 3.269 người giảm 4,58% so với tháng 4 liền kề.
Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản:
3.704 người, tăng 6,96% so với 5 tháng cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi
tháng đi được 740 người.Trong tháng 05 con số này là 618 người .
Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 1.429 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 286 người. Quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam
giảm 75,12% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân cơ bản do một bộ phận
lớn lao động hết hạn hợp đồng đã ở lại khộng về nước như cam kết nên
phía bạn đã tạm dừng việc tiếp nhận lao động . Số lao động mới đưa đi
chủ yếu là số lao động hết hạn hợp đồng trở về và chủ sử dụng lao động
cũ có nhu cầu tiếp nhận họ.
Lao động đi làm việc tại Macao: 664 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 133 người, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 05, Macao tiếp nhận 165 người.
2. Thị trường khu vực Đông Nam Á:
Có
8.853 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 27,47%
tống số lao động đưa đi, tăng 6,89% quy mô lao động đưa đi so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 2.624 người;
Cămpuchia 2.284 người; và Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là
3.850 người, chiếm 43,49% số lao động đưa đi trong khu vực và tăng
22,49% so với cùng kỳ năm trước.
Bình
quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 1.770 lao động. Đáng lưu ý, thị
trường Singapor đã tiếp nhận 77 lao động, tăng gấp 5,13 lần so với 5
tháng cùng kỳ năm 2012.
3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi:
Thị
trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 955 lao động, chiếm 2, 96%
tổng số lao động đưa đi, giảm 24, 33% so với cùng kỳ năm trước.Trong 5
tháng các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho hai thị trường có số
lượng đáng kể, đó là UAE với 508 người và Ả - Rập Xê-Út 430 người, chiếm
52,18% quy mô lao động đưa đi tại thị trường này so với cùng kỳ năm
trước.
Số
lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 962 người , chiếm 2,98%
tổng số lao động đưa đi, tăng 1,55 lần so với 5 tháng cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, thị trường Libya
tiếp nhận trở lại lao động VN được 962 người và trong tháng 5 là 57
người. Hiện thị trường này cũng đang có khó khăn nhất định bởi nền kinh
tế Lybia chậm phục hồi.
4. Thị trường các khu vực khác:
Lao
động đi làm việc tại các thị trường khác là 533 người, chiếm 1,73% tổng
số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Cộng hòa Síp tiếp nhận 110
người, chỉ chiếm 14,28% quy mô lao động cung ứng vào thị trường này cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý trong việc xúc tiến đưa lao động vào thị trường mới có thị trường Suriname 94 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.
Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 11.549 người, chiếm 35,84% tổng số lao động đưa đi.
Nếu
trong 5 tháng đầu năm 2013 có 23 thị trường tiếp nhận lao động Việt
Nam, thì chỉ có 12 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 100 lao động trở
lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Macao, Malaysia,
Lào, Campuchia, UAE, Ả Rập Xê Út, LB Nga và Cộng hòa Síp. Riêng trong
tháng 5 chỉ có 14 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam .
Tóm
lại trong 5 tháng đầu năm 2013, các thị trường tiếp nhận lớn lao động
Việt Nam vẫn tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc hai khu vực Đông
Bắc Á và ĐôngNam Á. Xu hướng trong các tháng tới, các thị trường này vẫn
tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN , trong đó thị trường Đài
Loan có nhu cầu tiếp nhận lớn lao động lớn trong lĩnh vực điện t . Các
doanh nghiệp cung ứng lao động vào thị trường này nên chủ động nguồn
cung ứng và làm tốt công tác đào tạo. Đây là cơ hội tốt để gia tăng quy
mô lao động khi không ít các thị trường tiếp nhận đang gặp khó khăn.
Song
vẫn luôn lưu ý , nếu không có sự cải thiện về chất lượng lao động cũng
như sự tuân thủ nghiêm túc về ý thức chấp hành việc trở về nước khi hết
hạn hợp đồng, thì sẽ là một trở ngại lớn cho việc ồn định và phát triển
thị trường tại khu vực này./.