Trước đó, trong lần họp lấy ý kiến thứ 2, bộ trưởng bộ nguồn nhân lực đã đưa vào một điều khoản yêu cầu các nhà
thầu lao động (outsourcing) phải đăng ký. Theo ý kiến của bộ trưởng bộ
nguồn nhân lực, điều khoản thêm này không khuyến khích việc sử dụng lao
động qua các công ty “outsourcing” như mối lo ngại của tổ chức công
đoàn, nhưng để bảo vệ các quyền lợi của người lao động đã được các công
ty cung ứng lao động này cung cấp, đặc biệt là trong khu vực trang trại.
những người lao động được tuyển dụng thông qua các công ty
“outsourcing” không bị cấm gia nhập tổ chức công đoàn.
Luật
tuyển dụng sửa đổi cũng bổ sung quy định về việc công nhân nữ được nghỉ
thai sản từ tuần thứ 22 của thai kỳ, trả lương cho lao động giúp việc
gia đình vào tài khoản và đưa ngày lễ “ngày malaysia” 16/9 vào
danh sách các ngày nghỉ lễ hàng năm. Luật sửa đổi này cũng yêu cầu chủ
sử dụng phải thông báo đến cơ quan lao động trong vòng 30 ngày sau khi
lao động hoặc người nước ngoài làm giúp việc gia đình trở về nước hoặc hết hạn giấy phép. Chủ sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt 10.000 RM nếu có cáo buộc về quấy rối tình dục.
Liên
quan đến thị trường giúp việc gia đình tại Malaysia, theo báo New
Strait Time, ngày 14/10/2011, thủ tướng Campuchia đã ra lệnh cấm công
dân sang Malaysia làm giúp việc gia đình. Lệnh cấm này được đưa ra sau
khi có hàng loạt báo cáo về các vụ đánh đập và cưỡng bức lao động giúp
việc người Campuchia tại Malaysia trong thời gian qua.
Inđônêxia
đã cấm công dân sang làm giúp việc gia đình tại Malaysia từ năm 2009
sau khi hàng loạt các vụ việc liên quan đến chủ sử dụng Malaysia ngược
đãi, đánh đập và cưỡng bức lao động giúp việc gia đình Inđônêxia. Lệnh
cấm này đã gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động giúp việc gia
đình tại Malaysia. hiện nay, Inđônêxia đã đồng ý về nguyên tắc sẽ bình
thường hoá (dỡ bỏ lệnh cấm ) từ ngày 01/12/2011. Thủ tướng Najib và Tổng
thống Susilo có thể sẽ có cuộc gặp dự kiến diễn ra vào ngày 18 và
19/11/2011 để thảo luận về cơ chế thực hiện công tác quản lý lao động
giúp việc gia đình sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Theo đó, các nội
dung liên quan sẽ được thảo luận chi tiết như: lương, quyền lợi, ngày
nghỉ. hiện nay, lương tối thiểu của lao động giúp việc Inđônêxia khoảng
600 Ringgít/tháng, Philippine khoảng 1.200 Ring gít/tháng.
Thông báo của phó Tổng thư ký Bộ Nội vụ Malaysia tại cuộc họp ngày 20/10/2011 với đại diện các Đại sứ quán có công dân trình diện theo chương trình 6P có các nội dung chính sau:
-
Giai đoạn 2 –tiến hành các thủ tục “hợp pháp hóa” cho người lao động
nước ngoài sau khi đã ra đăng ký trình diện theo chương trình 6P chính
thức được tiến hành từ 10/10/2011, sẽ kết thúc vào 10/01/2012 và sẽ
không gia hạn;
-
Chỉ làm thủ tục hợp pháp hóa cho công dân của 15 nước là Inđônêxia,
Banglađét, Myanma, Nêpal, Ấn độ, Philíppin, Việt Nam, Pakístan,
Cămpuchia, Thái lan, Xrilanca, Lào, Uzbekistan, Kazastan, Tuốcmenia;
-
Lao động “hợp pháp hóa” chỉ được làm việc trong 5 lĩnh vực: sản xuất
trong nhà máy, xây dựng, nông nghiệp, trang trại, dịch vụ (trừ một số
loại hình dịch vụ đã bỏ từ trước như Spa & Massage…) hoặc một số
lĩnh vực không cho người nước ngoài làm như rửa xe, khai thác mỏ…;
-
Không “hợp pháp hóa” cho công dân nước ngoài làm việc trong 2 khu vực:
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như thu tiền (cashiers), chạy bàn
(waiters/waitress)… và khu vực cấm (key point areas) như trong các sân
bay, bến cảng …
- Độ tuổi áp dụng cho lao động làm “hợp pháp hóa” – từ 18 đến 45;
- Hợp đồng lao động khi “hợp pháp hóa” có thời hạn 3 năm;
- Chủ
sử dụng lao động muốn nhận lao động “hợp pháp hóa” theo chương trình 6 P
phải đăng ký với các Cơ quan chức năng của Malaysia để được cấp giấy
phép nhận lao động theo chương trình 6 P trước khi tiến hành làm thủ tục
“hợp pháp hóa” cho họ;
-
Đối với lao động đăng ký lấy dấu vân tay tại các văn phòng của Cục Nhập
cư thì chủ sử dụng số lao động này có thể tự đến Cơ quan nhập cư để làm
thủ tục “hợp pháp hóa” cho họ hoặc chủ sử dụng có thể ủy quyền cho các
Công ty được Bộ Nội vụ Malaysia cho phép làm dịch vụ về vấn đề này tiến
hành làm thủ tục “hợp pháp hóa” cho số lao động đó;
-
Đối với lao động đăng ký “hợp pháp hóa” khi ra trình diện chưa có chủ
nhận, được đăng ký công việc trong 5 lĩnh vực cho phép, nếu có chủ muốn
nhận hoặc tự tìm được chủ sẽ được làm thủ tục “hợp pháp hóa”;
- Các quy định hiện hành khác vẫn được áp dụng trong quá trình“hợp pháp hóa”;
-
Việc cấp “Giấy phép” mới để tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc
tại Malaysia sẽ tạm dừng đến khi kết thúc chương trình 6 P.
Theo
thông tin ông Tổng thư ký bộ nội vụ Malaysia- Ung Tan Seri Mahmood Adam
trả lời trên báo New Strait Time ngày 22/10/2011, trong số 21.104 người
nhập cư bất hợp pháp đăng ký về nước, có 17.597 người sẽ về bằng đường
hàng không, 3.458 người sẽ về bằng đường biển, 49 người bằng đường bộ.
chính phủ malaysia dự tính, để đưa khoảng 21.000 người nhập cư bất hợp
pháp về nước theo chương trình hợp pháp hoá và ân xá, sẽ tốn một khoản
chi phí khoảng 75 triệu Ringgít. Khoản tiền này sẽ do người nhập cư bất
hợp pháp tự chịu gồm chi phí cho ăn uống, chỗ ở tạm thời, chi phí đi
lại.
Tính
đến ngày 22/10/2011 đã có khoảng 2000 chủ sử dụng nộp đơn đăng ký cho
lao động bất hợp pháp của mình để làm cỏc thủ tục “hợp pháp hóa” tại các
trụ sở chính của cục nhập cư. Trong số 988.542 lao động bất hợp pháp đã
đăng ký xin “hợp pháp hóa”, mới có 22.782 người đã được hợp pháp hoá,
752 người bị từ chối. hiện nay có rất nhiều chủ sử dụng chưa đi làm thủ
tục hợp pháp hoá cho số lao động thuộc diện 6 p của mình.
nguỒn : ban qllđ tẠi malaysia