TRẦN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Sở LĐ-TBXH
Đăk Lăk
Hoạt động đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là
XKLĐ) trong thời gian qua đã được xem là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả,
góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, nhưng nhiều cá nhân có
nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài đang mạo hiểm với chính mạng sống của mình
bằng con đường di cư bất hợp pháp;
Nhiều người
lao động nuôi giấc mộng đổi đời bằng cách đi làm việc ở xứ người, song nhiều
người đã tin tưởng, nghe theo lời của các đối tượng môi giới, trung gian đã mạo
hiểm đánh cược “canh bạc cuộc đời”
vào một cuộc chơi đầy may rủi “đi XKLĐ
không có hợp đồng lao động - XKLĐ chui”, vì thế, thân phận con người trở
nên mỏng manh hơn, đã trắng tay lại hoàn trắng tay. Thậm chí, có người đã bỏ mạng
nơi đất khách quê người, khiến cho nỗi cơ cực mang tên “miếng cơm manh áo” trở
nên đau xót khôn nguôi; điển hình là trường hợp của một người lao động thường
trú tại Thôn 13, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nghe theo lời của một
số đối tượng trung gian, môi giới, dụ dỗ đi XKLĐ chui (theo visa du lịch) từ
tháng 8/2010 vừa gặp nạn ngày 28/10/2013 và tử vong trên đất Nga; nhận được
thông tin trên, Sở Lao động – TBXH đã có văn bản số 1624/LĐTBXH-LĐTL&VL gửi
Cục quản lý lao động ngoài nước, UBND huyện Cư Kuin, Phòng Lao động – TBXH huyện
Cư Kuin quan tâm giúp đỡ gia đình người lao động. Đây chính là tiếng chuông cảnh
tỉnh cho những người lao động muốn giảm chi phí xuất cảnh, nghe theo lời ngon
ngọt của các đối tượng môi giới với ước mơ đổi đời thoát khỏi cảnh nghèo túng
mà trở thành lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, cuộc sống luôn nơm nớp lo sợ,
trốn tránh sự truy quét thường xuyên của cảnh sát nước sở tại, chưa kể đến rủi
ro về sức khỏe, bệnh tật, tính mạng thì chẳng có ai chịu trách nhiệm;
Để ngăn chặn
tình trạng đi làm việc ở nước ngoài mà không có hợp đồng lao động, tránh tình
trạng “tiền mất tật mang”, ngày 8/11/2013 Sở Lao động – TBXH tỉnh có Công văn số
1654/LĐTBXH-LĐTLVL gửi UBND huyện , TX và TP cảnh báo tình trạng người lao động
bị lừa đi XKLĐ không có hợp đồng lao động, người lao động phải chủ động phòng
ngừa, không nghe theo lời dụ dỗ của những đối tượng cò mồi, trung gian.
“tất cả mọi người đều chịu trách nhiệm trước cuộc
đời của mình, đừng mạo hiểm mạng sống với XKLĐ chui”