Nhằm phối
hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan, ổn định và phát triển bền
vững thị trường lao động Đài Loan và bảo vệ quyền lợi của người lao động và các
doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan theo hợp
đồng, Cục Quản lý lao động ngoài nước ( DOLAB ) và Hiệp hội Xuất khẩu lao động
Việt Nam ( VAMAS ) thống nhất phối hợp thực hiện các nội dung sau đây:
1. Trách nhiệm của VAMAS:
a) Nắm bắt thông tin về tình hình thị trường
lao động Đài Loan và hoạt động của các doanh nghiệp hội viên đưa lao động sang
làm việc tại Đài Loan đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp xử lý
phù hợp.
b) Thông tin thường xuyên cho các doanh
nghiệp hội viên về các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước đối với
hoạt động đưa lao động sang làm việc tại thị trường Đài Loan.
c) Giám sát hoạt động của các doanh nghiệp,
thông tin kịp thời cho DOLAB
về các hiện
tượng vi phạm các quy định của nhà nước trong việc đưa lao động sang làm việc
tại Đài Loan của các doanh nghiệp.
d) Phối hợp với DOLAB kiểm tra, xác minh các
thông tin liên quan đến hoạt động của các
doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan.
2. Trách nhiệm của DOLAB:
a) Thường xuyên cung cấp cho VAMAS các thông
tin về chủ trương, chính sách và quy định của nhà nước về đưa lao động sang làm
việc tại Đài Loan.
b) Tham khảo ý kiến của VAMAS trước khi ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách
hoặc quy định mới có liên quan đến hoạt động đưa người lao động sang làm việc
tại Đài Loan.
c) Trên cơ sở các thông tin của VAMAS về
hoạt động của các doanh nghiệp đưa người lao động sang làm việc tại Đài Loan,
DOLAB sẽ xem xét, xác minh để xử lý theo quy định. Trường hợp cần thiết DOLAB
sẽ trao đổi thêm với VAMAS trước khi quyết định.
d) DOLAB sẽ thông tin cho VAMAS về các biện
pháp xử lý doanh nghiệp vi phạm để hai bên phối hợp giám sát việc thực hiện.
3. DOLAB phối hợp với VAMAS áp dụng cơ chế
khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong
hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, cụ
thể:
a) Đối tượng: Các doanh nghiệp đưa người lao động Việt
Nam
đi làm việc tại Đài Loan đáp ứng các tiêu chí sau:
- Là thành viên của Ban Thị trường Đài Loan
thuộc VAMAS
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về đưa
người lao động đi làm việc tại Đài Loan, đặc biệt là quy định về chấn chỉnh tổ
chức hoạt động đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan, quản lý lao động, giảm
phí và kiểm soát chi phí theo quy định tại Công văn số 341/LĐTBXH-QLLĐNN ngày
15/02/2012, công văn số 4930/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 28/12/2012 và Công văn số
5251/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 31/12/2013 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
- Được VAMAS lựa chọn và giới thiệu cho
DOLAB.
b) Cơ chế khuyến khích
- Được xác nhận
hồ sơ tiếp nhận lao động Việt Nam tại Đài Loan trong thời gian 3 ngày làm việc;
- Được trả lời
đăng ký hợp đồng trong thời gian 5 ngày làm
việc;
- Được xác nhận danh sách xuất cảnh trong ngày;
- Được xác nhận
“Bản cam kết về lương và chi phí cho người lao động đi làm việc tại Đài Loan”
tại DOLAB trong ngày;
- Được hỗ trợ
tạo nguồn và tuyển chọn lao động tại địa phương.
- Được ưu tiên
tham gia thí điểm đưa lao động sang làm việc tại các thị trường mới, ngành nghề
mới.
- Thông tin trên trang thông tin
điện tử của Cục, Hiệp hội XKLĐ Việt Nam các phương tiện thông tin đại chúng ở
trong
và ngoài nước danh sách những doanh nghiệp thực hiện đúng quy định để người lao động, đối tác
nước ngoài biết đăng ký và hợp tác.
4. Phòng Đài
Loan-Châu Mỹ thuộc DOLAB và Ban Thị trường Đài Loan thuộc VAMAS là đầu mối tham
mưu giúp Lãnh đạo DOLAB và VAMAS theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc
triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này. Phòng Đài Loan - Châu Mỹ và Ban Thị trường Đài Loan họp định kỳ (1 hoặc
2 tuần/lần) hoặc đột xuất để trao đổi thông tin, thảo luận rút kinh nghiệm và
báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phối hợp này với Lãnh đạo hai cơ quan
DOLAB và VAMAS.
5. DOLAB và VAMAS có trách nhiệm bảo mật các
thông tin trong quá trình trao đổi giữa hai bên.
6. Chương trình phối hợp này có hiệu lực từ
ngày ký, được lập thành hai bản, có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ một bản.
Hai bên sẽ trao đổi, thống nhất việc điều
chỉnh, bổ sung nội dung Chương trình phối hợp này khi cần thiết./.