TỌA ĐÀM HỢP TÁC LAO ĐỘNG VỚI CÁC CÔNG HỘI ĐÀI LOAN 11/08/2015 15:54 Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đài Loan đã trải qua 16 năm trong sự phát triển kể cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Hiện tại thị phần lao động Việt Nam chiếm 27%, đứng thứ hai sau Indonesia. Cùng với sự vận động của thị trường cần thiết phải nhìn nhận lại một số vấn đề để điều chỉnh, hoàn thiện đáp ứng với các yêu cầu mới mà cả hai bên đặt ra nhằm gia tăng hơn nữa quy mô lao động VN làm việc tại Đài Loan và cung ứng tốt hơn lao động trong một số lĩnh vực mà hai bên quan tâm trong thời gian tới.


Ảnh tọa đàm

1. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Hiệp hội XKLĐ Việt Nam và các công hội các công ty môi giới Đài Loan về việc đưa lao động VN đi Làm việc tại Đài Loan, ngày 16 tháng 7 năm 2015, hai bên đã tổ chức Hội nghị tại Hà Nội nhằm xúc tiến hoạt động này đáp ứng các yêu cầu mới trong chính sách tiếp nhận lao động VN vào thị trường Đài Loan.

  2.  Tham dự hội nghị, về phía Việt Nam có ông Nguyễn Lương Trào, chủ tịch Hiệp hội, đại điện lãnh đạo của trên 50 DN hội viên. Về phía Đài Loan có Ông Trương Thiêm Dũng, Chủ tịch Công hội Đài Bắc, Ông Hùng Duy Thự, Chủ tịch Công hội Đài Trung, Ông Lâm Vạn Phú, Chủ tịch Công hội Cao Hùng, Ông Chu Tú Minh, Chủ tich Công hội công ty môi giới toàn Đài Loan và trên 40 thành viên của công hội là chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc các công ty môi giới lao động Đài Loan.

  3. Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch HH nhấn mạnh:

     Hợp tác lao động  giữa Việt Nam và Đài Loan đã trải qua 16 năm trong sự phát triển kể cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Hiện tại thị phần lao động Việt Nam chiếm 27%, đứng thứ hai sau Indonesia. Cùng với sự vận động của thị trường cần thiết phải nhìn nhận lại một số vấn đề để điều chỉnh, hoàn thiện đáp ứng với các yêu cầu mới mà cả hai bên đặt ra nhằm gia tăng hơn nữa quy mô lao động VN làm việc tại Đài Loan và cung ứng tốt hơn lao động trong một số lĩnh vực mà hai bên quan tâm trong thời gian tới. Đây cũng chính là lý do mà cuộc hội thảo được tổ chức. Hội nghị này mang tính chất tọa đàm giữa hai bên nhằm tìm ra tiếng nói chung trong một số chủ đề sau:

- Vấn đề xếp hạng doanh nghiệp và việc lựa chọn hạng doanh nghiệp trong việc cung ứng lao động thuộc một số lĩnh vực.

- Vấn đề hợp tác trong nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý lao động.

- Vấn đề chi phí người lao động hướng tới việc công khai, minh bạch các khoản thu của người lao động phí nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh ngoài quy định .

- Vấn đề hợp tác cung ứng lao động thuyền viên tầu cá đánh bắt gần bờ.

  4. Đaị diện các Công hội của các công ty môi giới Đài Loan lần lượt phát biểu. Nội dung các ý kiến tập trung vào các vấn đề sau:

- Đây là cuôc tọa đàm  hết sức có ý nghĩa và có quy mô lớn nhất giữa hai bên kể từ ngày Đài Loan mở cửa thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam. Cũng tại thời điểm này Đài Loan vừa ban hành công cáo về chính sách liên quan tới thị trường này đối với VN trong việc: (i) Khôi phục tiếp nhận lao động khán hộ công và thuyền viên tầu cá gần bờ của Việt Nam; và (ii) Khôi phục cấp phép đối với công ty môi giới nhân lực của Việt Nam kể từ 15/7/2015. Đây là cơ hội mới để hai bên hợp tác nhằm phát triển hơn nữa quy mô cung ứng lao động VN sang Đài Loan.

- Phia Đài Loan mong muốn các DN Việt Nam chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và chủ động phối hợp giải quyết các phát sinh khi lao động có lao động khiếu kiện.

Có những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc cải thiện tỷ lệ bỏ trốn của người lao động.

- Đê nghị cơ quan Quản lý nhà nước về hoạt động này xem xét quy định việc hợp tác cung ứng lao động giữa hai bên trong lĩnh vực khán hộ công gia đình và thuyền viên tầu cá không nhất thiết công ty môi giới Đài Loan phải là hạng A. Quy định này sẽ làm giảm tính linh hoạt và cạnh tranh của DN.

- Nên sớm thiết lập các kênh thông tin giữa hai bên để chủ động trong điều chỉnh và giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

5. Đại diện các doanh nghiệp VN đã tham gia nhiều ý kiến và trao đổi khá thẳng thắn các vấn đề mà phía Đài Loan quan tâm, khẳng định tầm quan trọng của công tác đào tạo và nêu rõ các đổi mới trong công tác này dã đáp ứng khá tốt các yêu cầu của chủ sử dụng trong thời gian qua. Về giảm tỷ lệ bỏ trốn và giảm phí cho người lao động,cần có sự nỗ lực cả hai phía không riêng gì các công ty VN, theo đó phía các công ty môi giới Đài Loan cũng cần minh bạch hơn trong hoạt động này trên cơ sở cùng tôn trong các quy định mà các các cơ quan có thẩm quyền hai bên ban hành. Về chất lượng thuyền viên tầu cá, phía Việt Nam  sẽ chú ý cải thiện nguồn nhân lực này tuy nhiên cũng cần lưu ý các chế độ đối với thuyền viên tầu cá mà phía Đài Loan cần nghiêm túc đáp ứng.

6. Trước một số đề nghị của đại điện Công hội Đài Loan liên quan tới xếp hạng DN để cung ứng lao động, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Đặng Sĩ Dũng cho rằng để đảm bảo chất lượng cung ứng lao động cho 2 lĩnh vực vừa được khôi phục, trước mắt cần thực hiện nghiêm các quy định nêu tại văn bản 2176/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 9/6/2015 theo đó trong lĩnh vực cung ứng khán hộ công gia đình và thuyền viên tầu cá thì các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan phải được phía Đài Loan xếp loại A theo kết quả đánh giá, xếp loại mới nhất. Đây là giai đoạn  thí điểm sau đó sẽ có sự đánh gía điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

      Nếu công ty môi giới loại hình lao động thuyền viên tầu cá mà phía Đài Loan chưa có loại A thì phía Việt Nam sẽ có sự xem xét thêm cho phù hợp với thực tế. Phía Việt Nam ghi nhận các trao đổi hai bên mang nhiều yếu tố tích cực và hy vọng các DN hai bên sẽ có sự hợp tác tốt hơn trong lĩnh vực này.

7. Hội nghị kết thúc với sự thống nhất cao giữa Hiệp hội XKLĐ VN và các Công hội các công ty môi giới Đài Loan về các quan điểm nêu trên của hai bên. Để các đề xuất nêu trên thành hiện thực hai bên mong muốn tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại một cách thường xuyên hơn và sớm tìm ra tiếng nói chung để hợp tác lao động VN sang Đài Loan ngày càng phát triển trên cơ sở bảo đảm ngày một  tốt hơn quyền lợi của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp hai bên một cách hài hòa. Để sớm triển khai các quy định của Đài Loan trong việc  khôi phục tiếp nhận lao động khán hộ công và thuyền viên tầu cá  của Việt Nam và cấp phép đối với công ty môi giới nhân lực của Việt Nam kể từ 15/7/2015, ngày 29/7/2015 Cục Quản lý lao động ngoàì nước đã có văn bản số 1952/QLLĐNN-ĐL-CM  hướng dẫn triển khai đưa  lao động sang Đài Loan làm việc, theo đó các công ty đủ điều kiện tham gia cung ứng thuyền viên tầu cá của VN có thể hợp tác với công ty dịch vụ tiếp nhận thuyền viên tầu cá được phía Đài Loan xếp loại B theo kết quả đánh giá, xêp loại mới nhất./.