1. Về
các quy định pháp lý hiện hành
Năm 2017 sẽ là năm thứ 10 thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các Cơ quan nhà nước cần có các bước chuẩn bị
để tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá 10 năm thi hành Luật. Có nhiều điểm cần
xem xét để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình mới. Ví dụ như việc phải đổi giấy phép XKLĐ khi thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh, mặc dù những nội dung ấy không liên quan đến điều
kiện cấp phép XKLĐ, hoặc nếu cơ sở đào tạo của doanh nghiệp không nằm tại trụ sở
chính, trong giấy phép nên ghi thêm địa chỉ cơ sở đào tạo giáo dục định hướng,
nếu không sẽ bị địa phương gây khó dễ. Do vậy, thiết kế mẫu giấy phép nên có phần
dành cho các sửa đổi, bổ sung. Mỗi lần thay số giấy phép, doanh nghiệp phải
mất rất nhiều thời gian thuyết trình với hàng chục đối tác nước ngoài và trong
nước.
Bộ Lao động-Thương binh và xXã hội có
văn bản yêu cầu các Sở bỏ giấy phép “con” từ tỉnh đến huyện và xã; loại giấy
phép này thường rất ngắn hạn. Muốn để người lao động được hưởng các chính sách
đặc thù của địa phương ( vay vốn, hỗ trợ chi phí…) doanh nghiệp bắt buộc phải lần
lượt trình diện ở 3 cấp chính quyền trên. Đề xuất : Chỉ cần người lao động trực
tiếp trình giấy tờ đi làm việc ở nước ngoài là hệ thống tổ chức ở địa phương giải
quyết các quyền lợi dành cho người lao động ( nếu có ). Đồng thời, để địa
phương quản lý được tình hình xuất khẩu lao động, Bộ quy định xử phạt nặng các
doanh nghiệp không báo cáo kết quả tuyển chọn với địa phương.
Để tăng cường chất lượng đào tạo và tạo
niềm tin với đối tác Nhật Bản, hầu hết số doanh nghiệp làm thị trường này đều
thuê giáo viên, thậm chí cả quản lý người Nhật. Tuy nhiên, việc gia hạn giấy
phép làm việc và cư trú rất phiền phức. Các cơ quan chức năng nên nghiên cứu lược
bỏ các quy định không cần thiết.
Thẩm định Hợp đồng chỉ nên 01 đầu mối là Cục – theo quy định của
pháp luật. Việc thẩm định trước ở Ban QLLĐ là trùng lặp, phát sinh chi phí và
cuối cùng cũng tính vào người lao động.
2. Một
số quy định liên quan tới thị trường Nhật Bản
-
Luật và
quy định của 2 nước khác nhau khó cho doanh nghiệp: Hợp đồng Việt Nam yêu cầu kê
khai các chi phí, có chi phí Nhật không cho phép (tiền môi giới, ký quỹ…).
-
Mẫu Hợp đồng chưa được Cơ quan nhà nước thống
nhất ban hành có cập nhật các quy định mới. Do vậy, mỗi Doanh nghiệp áp dụng một
khác và phải làm đi làm lại.
-
Hai nước có biện pháp để ngăn chặn tình trạng:
TTS sắp hết hạn, vờ xin về nước với lý do cá nhân, nghiệp đoàn Nhật và doanh
nghiệp Việt Nam
đồng ý cho về. Sau khi về nước đến doanh nghiệp thanh lý Hợp đồng, lấy tiền ký
quỹ, do hộ chiếu và phép lưu trú còn hạn nên quay sang Nhật rồi bỏ trốn;
-
Doanh
nghiệp cạnh tranh không lành mạnh:
+ Trả giá cao để giành
giật nguồn;
+ Để tranh giành đối
tác, các khoản tiền thu từ phía đối tác Nhật Bản được quy định tại công văn
1123/ LĐTBXH-QLLĐNN, ngày 06-4-2016 của Bộ LĐ-TBXH, được một số doanh nghiệp
ghi khống số tiền do phía Nhật chuyển rất cao trong hợp đồng đăng ký với Cục Quản
lý lao động ngoài nước, nhưng trên thực tế thu rất thấp. Do vậy, các trường hợp
bất thường này cần được cơ quan nhà nước tổ chức kiểm tra nhằm đối chiếu giữa hợp
đồng đã đăng ký và số tiền phía Nhật chuyển qua tài khoản.
-
Giáo
trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết thiên nhiều về lý thuyết, cần bổ sung phần
giảng về các kỹ năng mềm cho người lao động.
3. Thị
trường Đài Loan
Nới lỏng việc kiểm tra khán hộ công gia
đình của Cục với người đã đi Đài Loan về, họ thường tuổi cao, học vấn thấp nên
đọc hiểu và trả lời rất khó khăn. Thời gian 20 phút là quá ngắn, vì có người viết
họ tên, ngày tháng năm sinh đã mất 3-4 phút, không còn thời gian để trả lời các
câu hỏi.
4.
Về thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử:
-
Nhà nước cần đưa quy định thực hiện CoC thành chế tài
quan trọng trong việc cấp phép thành lập hoặc gia hạn giấy phép cho công ty về
hoạt động XKLĐ, như quy trình tập huấn, ứng dụng cho doanh nghiệp trước khi cấp
Giấy phép và kiểm tra xác nhận hàng năm về thực hiện nghiệp vụ XKLĐ theo quy
tắc CoC trong hoạt động XKLĐ của doanh nghiệp;
-
Tuyên truyền quảng bá những lợi ích của doanh nghiệp
khi thực hiện CoC và những chế tài khi không thực hiện hoặc thực hiện kém để
tạo sự bình đẳng chuyên nghiệp trong hoạt động giữa các doanh nghiệp;
-
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh
nghiệp được xếp loại tốt về thực hiện CoC, ví dụ như tuyên truyền, quảng bá
thương hiệu uy tín để giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn lao động tại các
địa phương, tuyển lao động trực tiếp, các dịch vụ ưu tiên trong việc vay vốn
ngân hàng, thực hiện thủ tục giấy tờ, hộ chiếu cho lao động, visa, đăng ký hợp
đồng tại Cục QLLĐNN…
-
Có chế tài kỷ luật đối với doanh nghiệp hoạt động XKLĐ
không thực hiện Bộ quy tắc CoC để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường
về dịch vụ và chất lwọng hoạt động./.