LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI 11 THÁNG NĂM 2016 29/11/2016 13:44 11 tháng năm 2016 có 108.530 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giảm 0,66% so với 11 tháng đầu năm 2015. Riêng trong tháng 11, các doanh nghiệp đã cung ứng được 10.120 lao động, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

1. Khu vực Đông Bắc Á

       Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 99.790 người, chiếm tỷ trọng 91,95% tổng số đưa đi, tăng 5,08 % số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

       Lao động đi làm việc tại Đài Loan là: 58.659 người, chiếm 58,78% số lao động đưa đi trong khu vực này và chiếm 54,05 % so với tổng số lao động đưa đi trong 11 tháng đầu năm 2016, giảm 8,92% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận gần 5.333 người. Riêng tháng 11 Đài Loan tiếp nhận 5.432 người giảm 11% so với tháng 10 liền kề.

       Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 33.593 người, tăng 36%  so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 3.054 người. Trong tháng 11 con số này là 3.443 người.

       Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 7.265 người trong đó số lao động nữ chỉ chiếm 9,21%. Bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 660 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

      Lao động đi làm việc tại Macao: 255 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận khoảng 23 người, giảm 41,65%  so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 11, Macao chỉ tiếp nhận 16 người.

      Lao động đi làm việc tại Trung Quốc, Hồng Không: 18 người.

 2. Khu vực Đông nam Á

      Có 1.993 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 1,84% tống số lao động đưa đi, giảm 71,72% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chỉ có 2 thị trường tiếp nhận lao động sang làm việc là MalaysiaSingapore.

     Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 1.969 người, chiếm 98,90% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 72,97% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận trên 179 lao động.

3. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi

    Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 5.336 lao động, chiếm 4,92% tổng số lao động đưa đi, tăng 10,18% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước.Trong 11 tháng đầu năm  các doanh nghiệp  cung ứng lao động đi với số lượng đáng kể cho 4 thị trường, đó là: UAE với 601 người; Ả Rập Xê-Út: 3.748 người, Quatar: 700 người và Irsael : 250 người . Với 4 thị trường này, duy nhất có thị trường Ả Rập Xê Út là có sự gia tăng lao động so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước, còn ba thị trường còn lại có sự sụt giảm lao động đáng kể.

     Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 1.125 người, chiếm 1,04% tổng số lao động đưa đi, giảm 36,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Algieri: 1.088 người, Modambic: 25 người và Togo: 9 người.

4. Khu vực khác

       Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 285 người, chiếm 0,25% tổng số lao động đưa đi. Trong đó các thị trường tiếp nhận đáng kể có: Thổ nhĩ Kỳ: 136 người; Italia: 23 người; Hoa Kỳ: 37 người và CH Sip: 33 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

       Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 40.696 người, chiếm 37,49% tổng số lao động đưa đi.

       Nếu trong 11 tháng đầu năm 2016 có 26 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 06 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Algieria và Ả Rập Xê Út. Riêng hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản có số lao động đưa đi trong 11 tháng chiếm 85% tổng số đưa đi của cả nước trong đó Đài Loan có tỷ lệ là 54% và Nhật Bản là 31%.

      Tóm lại trong 11 tháng đầu năm 2016, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á và so với năm 2015 quy mô lao động tăng đáng kể vàov các thị trường Đài Loan, Nhật bản , Algieria và Ả Rập Xê Út.

     Với số lượng đưa đi của 11 tháng qua đã vượt chỉ tiêu kế hoạch năm đặt ra là 8,5% và kết thúc năm 2016 chắc chắn quy mô lao động lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ còn vượt chỉ tiêu kế hoạch ở mức cao hơn nữa./.