Trưởng ban đã nêu một số một số nội dung cần triển khai :
- Tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh
nghiệm giữa các doanh nghiệp, đề nghị các doanh nghiệp phát hiện và đăng ký các
mô hình tốt;
- Định kỳ tổ chức các buổi gặp cơ quan quản lý
nhà nước để trao đổi các vấn đề của doanh nghiệp;
- Chuẩn bị ý kiến đóng góp tại Hội nghị Bộ
trưởng gặp gỡ các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
sắp tới;
- Tổ chức việc hợp tác, gắn kết với các Trường
nghề, tham gia các phiên giao dịch việc làm để tuyển nguồn;
- Thiết kế cổng thông tin điện tử để các doanh
nghiệp quảng bá nhu cầu tuyển nguồn một cách chính thống
Hiện nay, các đối tác
Nhật Bản có nhu cầu tuyển rất lớn, sau Tết nguyên đán đã có nhiều Đoàn sang
Việt Nam để khảo sát năng lực cung ứng. Cơ hội có nhiều, nhưng vấn đề là các
doanh nghiệp tận dụng thế nào. Việc cạnh tranh không lành mạnh về nguồn lao
động, đối tác Nhật Bản và đội ngũ nhân viên Việt Nam vẫn đang diễn ra.
Chủ tịch Hiệp hội quán
triệt mục tiêu hoạt động của Ban là tạo sức mạnh chung, gắn kết các hoạt động
tích cực, tạo nề nếp và tránh cạnh tranh không lành mạnh, do vậy việc học tập
và nhân rộng các mô hình hoạt động tốt là cần thiết. Muốn dẹp bớt các tiêu cực thì
yếu tố tích cực cẩn nổi lên và lấn át dần. Bản tin của Hiệp hội đã dăng tải 22
bài về các doanh nghiệp có hoạt động tốt; là một cơ sở để nghiên cứu xem cần
nhân rộng mô hình nào. Nội dung cần trao đổi với cơ quan nhà nước là các quy
định pháp luật, việc điều hành thực hiện các chức năng và thủ tục hành chính.
Cần chuẩn bị ý kiến của các doanh nghiệp góp ý về sửa đổi, bổ sung Luật về
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Hội nghị Bộ
trưởng gặp gỡ các doanh nghiệp.
Một số ý kiến trao đổi
tại cuộc họp như : Ngoài các hoạt động có tính bài bản trên, Ban cần tổ chức
các Hội thảo ( tập huấn ) dể nâng cao năng lực và kỹ năng xử lý các rủi ro cho
các doanh nghiệp. Công tác tổ chức và quản trị doanh nghiệp hiện có nhiều mô
hình khác nhau, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn, quản lý
đào tạo, quản lý người lao động ở nước ngoài và sau khi về nước ở một số doanh
nghiệp được thực hiện rất bài bản, hiệu quả, cần được phổ biến để áp dụng rộng
rãi.
Sau khi thảo luận, cuộc
họp đã nhất trí các nội dung cần triển khai trong thời gian tới và phân công
người chủ trì như sau :
1. Chuẩn bị ý kiến để góp ý sửa đổi, bổ sung Luật
về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( Ông Vũ Công
Bình )
2. Tập hợp các ý kiến của doanh nghiệp để trao
đổi tại Hội nghị Bộ trưởng gặp gỡ các doanh nghiệp ( Ông Vũ Công Bình và Bà
Nguyễn Thị Kim Thanh )
3. Chuẩn bị nội dung Hội thảo, tập huấn với các
doanh nghiệp :
- Kỹ năng tuyển chọn và kinh nghiệm, quy trình
xử lý các rủi ro phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở Nhật Bản (
Công ty TOCONTAP Sài Gòn )
- Các kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp (
Công ty Hải Phong )
- Kinh nghiệm tạo nguồn, mô hình đào tạo, quản
lý lao động ở nước ngoài ( Công ty ESUHAI );
- Xây dựng trang Web của Ban ( đ/c Nam ( SONA )
và đ/c Long ( Ánh Thái Dương ).
Các đơn vị và cá nhân
được phân công cần sớm chuẩn bị các bài viết chuyên đề, thông qua Lãnh đạo Ban,
và trực tiếp trình bày tại Hội thảo ( tập huấn ) theo dạng dẫn đề để thảo luận
và tranh thủ các ý kiến đóng góp thêm