Những câu hỏi thường gặp trong trường hợp thực tập sinh kỹ năng sử dụng Residence Track để nhập cảnh Nhật Bản 02/11/2020 14:56

Câu hỏi 1: Trường hợp cách li 14 ngày theo yêu cầu của Chính phủ thì có kéo dài thời gian cư trú thêm 14 ngày không? Trả lời 1: Nếu trường hợp vì lí do phải cách li 14 ngày mà thấy khó đạt được mục tiêu đã đặt ra tại kế hoạch thực tập kỹ năng trong khoảng thời gian lưu trú đã được cho phép thì bạn hãy trao đổi với Cục quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương.

Câu hỏi 2: Trong thời gian cách li 14 ngày thì có cần thiết phải bảo đảm mỗi người ở một phòng không? Trả lời 2: Không có các tiêu chuẩn riêng cho thực tập sinh trong cơ chế Residence Track. Bởi vậy, cũng giống như tiêu chuẩn áp dụng đối với những người nước ngoài khác nhập cảnh vào Nhật Bản, thực tập sinh phải cách li ở tại sơ sở cách li do người đứng đầu cơ quan kiểm dịch chỉ định. Liên quan tới cơ sở cách li được chỉ định thì không chấp nhận những cơ sở có nhà vệ sinh và phòng tắm nhiều người cùng sử dụng. Chi tiết xin tham khảo URL của Q&A (câu hỏi 1 phần 3) tại Mục Q&A liên quan tới virus Corona chủng mới trên Website của Bộ Y tế, lao động và Phúc lợi Nhật Bản (tăng cường các biên pháp biên giới) https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kenkou_iryou/covid19_qa_kanrenkigy ou_00001.html

Câu hỏi 3: Trong thời gian cách li 14 ngày thì có thể triển khai tập huấn sau nhập cảnh không? Trả lời 3: Theo nội dung trả lời số 7-1 tại thông báo “ Những câu hỏi thường gặp về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới”, trên cơ sở đánh giá những ảnh hưởng của dịch bệnh lần này, trước mắt có thể triển khai theo phương pháp giúp giảng viên và thực tập sinh đồng thời thông hiểu ý tứ của nhau kiểu như như hình thức hội nghị trực tuyến có âm thanh và hình ảnh, (kể cả trường hợp triển khai tập huấn sau nhập cảnh theo phương pháp này thì cũng cần tiến hành lưu giữ tư liệu bằng cách thức phù hợp để có thể xác nhận một cách khách quan về phương pháp thực hiện và tình hình thực tếđã triển khai) Trong thời gian cách li 14 ngày cũng có thể triển khai tập huấn sau nhập cảnh với cách thức tương tự.

Câu hỏi 4: Bên nào chịu chi phí xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh, chi phí tham gia bảo hiểm y tế tư nhân, chi phí đi lại sau khi nhập cảnh và các chi phí ăn ở trong thời gian cách li 14 ngày? Có thể yêu cầu thực tập sinh chịu các chi phí đó không? Hoặc trong trường hợp đoàn thể quản lý đã chi trả các chi phí này thì có thể coi đó là phí quản lý mà đoàn thể quản lý có thể thu từ các xí nghiệp tiếp nhận không?  Trả lời 4: Liên quan đến biện pháp biên giới từ trước tới nay (1) và biện pháp phòng dịch bổ sung (2) là điều kiện thiết yếu của biện pháp từng bước hướng tới việc tái mở cửa đi lại quốc tế lần này, phía tiếp nhận của Nhật Bản được yêu cầu phải tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực thi các biện pháp đã nêu, các chi phí liên quan sẽ do phía tiếp nhận hoặc bản thân người nhập cảnh chi trả. Theo Luật thực tập kỹ năng, xí nghiệp tiếp nhận có trách nhiệm của đơn vị thực hiện thực tập kỹ năng. Bên cạnh đó, xí nghiệp tiếp nhận còn có trách nhiệm của đơn vị tuyển dụng thực tập sinh và có trách nhiệm hỗ trợ sinh hoạt cho thực tập sinh. Do vậy, không nên yêu cầu các thực tập sinh tự gánh vác các chi phí nêu trên mà xí nghiệp tiếp nhận nên chi trả các chi phí. Trường hợp thực tập kỹ năng thông qua đoàn thể quản lý, khi đoàn thể quản lý đã chi trả các chi phí nói trên thì đoàn thể quản lý có thể thu lại từ xí nghiếp tiếp nhận với tên gọi “các chi phí khác” thuộc danh mục phí quản lý (giới hạn ở chi phí thực tế- chi phí để bảo hộ thực tập sinh và thực hiện chương trình thực tập kỹ năng đúng luật). Trường hợp đoàn thể quản lý thu từ xí nghiếp tiếp nhận các khoản chi phí này với danh nghĩa phí quản lý, cần lưu ý rằng Luật thực tập kỹ năng nghiêm cấm việc trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu thực tập sinh chịu các khoản chi phí đã nêu. Liên quan tới bảo hiểm y tế tư nhân, trường hợp kể từ ngày nhập cảnh Nhật Bản mà có thể tham gia ngay bảo hiểm y tế công của Nhật Bản thì không cần tham gia. Tuy nhiên, nếu phát sinh trường hợp dù chỉ trong 1 ngày chưa tham gia bảo hiểm y tế công thì cũng cần tham gia bảo hiểm y tế tư nhân trong khoảng thời gian đó.

(1) Kiểm tra ở sân bay, trong 14 ngày không sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tự cách li tại nơi cư trú (theo chỉ định của người đứng đầu cơ quan kiểm dịch) (2) Trong thời hạn 72 giờ trước khi xuất cảnh cần lấy được chứng nhận xét nghiệm (xin tham khảo chi tiết trên trang web của Bộ Ngoại giao). Chú ý: Các xét nghiệm đối với công dân Nhật Bản khi nhập cảnh do Chính phủ thực hiện nên người nhập cảnh không phải chịu chi phí (xin tham khảo chi tiết trên trang web của Bộ Ngoại giao)

Câu hỏi 5: Về nội dung “thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm”trong tờ khai mà thực tập sinh cần điền trên máy bay trước khi nhập cảnh Nhật Bản thì có thể viết thông tin của xí nghiệp tiếp nhận hoặc đoàn thể quản lý có đúng không?

Trả lời 5: Đúng vậy. Tuy nhiên, nên viết thông tin liên hệ của đơn vị nào sau này thực tế có thể theo dõi tình hình sức khỏe của thực tập sinh.

 

nguồn : Trang Web ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam