Báo cáo giám sát, đánh giá việc thực hiện COC-VN Của các doanh nghiệp năm 2013 -2014

   
Cập nhật: 03/09/2014 10:24
Xem lịch sử tin bài

Báo cáo năm thứ hai

 BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN COC-VN

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2013 -2014

 

II. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI

1. Hoàn thành nghiên cứu chi tiết hóa bộ công cụ đánh giá bằng việc xây dựng bảng xác định mức đô vi phạm của doanh nghiệp theo các tiêu chí của CoC-VN; Xin ý kiến các thành viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra Hiệp hội, hoàn chỉnh và ban hành Bảng xác định mức độ vi phạm để thực hiện thống nhất trong chấm điểm đánh giá DN.

2. Lựa chọn 30 DN để giám sát, đánh giá cùng với 20 DN đã được thực hiện từ năm đầu.

Trong quá trình triển khai, có 3 DN có sự biến động lớn về tổ chức và nhân sự chủ chốt, nên chưa đủ điều kiện thực hiện giám sát, đánh giá năm nay, đã được chuyển lùi sang năm sau. Kết quả là có 27 DN mới trong 47 DN được giám sát, đánh giá năm thứ hai.

Cơ cấu 47 DN này theo loại hình doanh nghiệp như sau:

DN nhà nước: 10, chiếm 21%; Công ty CP Nhà nước chi phối: 12, chiếm 26%; Công ty CP Nhà nước không chi phối: 13, chiếm 28%; Công ty CP vốn tư nhân: 8, chiếm 17% và Công ty TNHH vốn tư nhân: 4 chiếm 8%.

Phân theo địa bàn đóng trụ sở: Hà nội: 31, TP HCM: 12, Hải Phòng: 1, Hưng Yên: 1, Bắc Ninh: 1 và Hà Tĩnh: 1.

Điều đáng lưu ý là, tuy 47 DN được giám sát, đánh giá năm thứ hai chỉ chiếm 26,7 % tổng số DN cung ứng lao động cho nươc ngoài, nhưng các DN này đã đóng góp khoảng 50% tổng số lao đông do tât cả các DN cung ứng cho nước ngoài hàng năm.

3. Tiếp tục lựa chọn, làm việc và ký thỏa thuận hợp tác với 8 sở LĐ- TB&XH trong việc giám sát, đánh giá thực hiện CoC-VN của DN (Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình và TP Hồ Chí Minh), nâng số sở LĐ-TB&XH đã được làm việc cụ thể và ký thỏa thuận hợp tác với VAMAS để tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện CoC-VN của DN lên 16 sở. Đây cũng là các tỉnh, thành phố có lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn so với các tỉnh khác.

4. Tổ chức 2 Hội nghị tập huấn (tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) cho Lãnh đạo, chuyên viên của 30 doanh nghiệp và đại diện Lãnh đạo, chuyên viên thuộc 16 Sở Lao động-Thương binh và xã hội, nơi có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài về:

- Những vấn đề liên quan đến công ước quốc tế và luật pháp quốc gia về phòng, chống lao động cưỡng bức và buôn bán người trong lĩnh vực di cư lao động;

 Nội dung CoC-VN, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện CoC-VN trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp;

- Cơ chế và bộ công cụ giám sát và đánh giá việc thực hiện CoC-VN của doanh nghiệp;

- 10 việc doanh nghiệp cần triển khai nhằm thực hiện tốt CoC-VN.

- Vai trò, nội dung và phương thức của Sở Lao động TBXH trong việc tham gia giám sát, đánh giá doanh nghiệp tuyển chọn lao động trên địa bàn trong việc thực hiện CoC-VN.

Hoạt động này đã thu được kết quả quan trọng trong nâng cao nhận thức cho cán bộ chủ chốt có trách nhiệm triển khai thực hiện CoC-VN của các doanh nghiệp tham dự. Ngoài nội dung của CoC-VN, Cơ chế và bộ công cụ giám sát, đánh giá việc thực hiện CoC-VN của DN, họ được cung cấp những kiến thức mà trước đó chưa có điều kiện tiếp cận hoăc nghiên cứu sâu, về công ước ILO và luât pháp Việt Nam trong phòng, chống lao động cưỡng bức, buôn bán người trong di cư lao động. Doanh nghiệp cũng đươc hướng dẫn chi tiết 10 việc cần làm để thực hiện tốt CoC-VN.

Đồng thời, đã nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức cho cán bộ các Sở LĐ-TB&XH trong việc thưc hiện theo dõi, quản lý, giám sát hoạt động tuyển chọn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

5. Tổ chưc tập huấn cho toàn thể cán bộ nhân viên của từng doanh nghiệp

Nhận thức được ý nghĩa tích cực của hoạt động này, các doanh nghiệp đều đã tiến hành khá tốt công tác tập huấn cho toàn thể cán bộ, nhân viên liên quan đến hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với các nội dung nêu tại điểm 4.

Để bảo đảm chất lượng tập huấn, 96,3 % doanh nghiệp mới tham gia đã đăng ký lịch tập huấn và mời lãnh đạo Hiệp hội trực tiếp truyền đạt. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã có cơ sở rà soát lại mọi quy trình hoạt động để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện từng nội dung hoạt động của doanh nghiệp. Sản phẩm yêu cầu có được sau tập huấn là các doanh nghiệp đưa ra được: (i) Kế hoạch tổng thể doanh nghiệp triển khai thực hiện CoC-VN; và (ii) Rà soát quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ và đưa ra được các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy trình hiện hành đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Bộ quy tăc COC-VN.

Kết quả tập huấn vừa tạo chuyển biến về nhận thức, trang bị mới kiến thức cho cán bộ nhân viên, vừa tạo nên sự chuyển biến thực chất trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Điều đặc biệt của hoat động này cần kể đến nữa là, nó hoàn toàn không có trong chương trình và ngân sách của dự án, mà do Hiệp hội chủ động tư vấn cho doanh nghiệp; Bản thân doanh nghiệp thấy đây là việc thiết thân, nên đã dùng ngân sách của doanh nghiệp đầu tư cho tập huấn cán bộ nhân viên của mình, coi đây là khâu tiên quyết để khởi động quá trình triển khai thực hiện CoC-VN ở doanh nghiêp. Điều này cũng rất có ý nghĩa đối với tính phát triển bền vững của dự án.

6. Thu thập và kiểm chứng thông tin

- Đã phân công cán bộ theo dõi cập nhật và thẩm định thông tin thường xuyên trên các phương tiên thông tin đại chúng để cập nhật vào hồ sơ theo dõi DN.

- Ngoài việc ký thỏa thuận với 16 Sở LĐ-TB&XH về cung cấp thông tin phục vụ giám sát và đánh giá doanh nghiệp, VAMAS đã có văn bản gửi các sở LĐ-TB&XH để cung cấp thông tin về nhận xét hoạt động của DN trên địa bàn và liên hệ thường xuyên để có được thông tin nhận xét. Kết quả cho thấy các Sở đã được thường trực hiệp hội đến làm việc trực tiếp vơi lãnh đạo và ký thỏa thuận hợp tác giám sát đánh giá DN, thì đều có văn bản nhận xét cuối năm.

- Các nguồn thông tin quan trọng từ DOLAB và Thanh tra MOLISA cùng các Ban quản lý lao động Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia đều đã được thu thập và khai thác triệt để.

- Tất cả 47 DN đều tiến hành tự đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Hiệp hội.

- Đã lập hồ sơ theo dõi tình hình triển khai thực hiện CoC-VN của từng DN phuc vụ đánh giá năm đầu.

7. Thăm, kiểm tra các lớp học giáo dục định hướng cho người lao động và hướng dẫn cho các học viên ghi phiếu điều tra phục vụ đánh giá doanh nghiệp trong khâu đào tạo những kiến thức cần thiết cho người lao động và chất lượng dịch vụ của doanh nghiêp.

Việc đánh giá hoạt động đào tạo, giáo dục định hướng người lao động trước khi đi của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động: (i) Các thành viên của Hội đồng đánh giá tham dự lớp học của người lao động; (ii) Đối thoại với người lao động các vấn đề liên quan tới các nội dung GDĐH mà người lao động đã được học và (iii) Trực tiếp lấy ý kiến người lao động thông qua phiếu hỏi. Từ các hoạt động nêu trên thực hiện tổng hợp các ý kiến phản hồi của người lao động về nội dung đào tạo, chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực này của doanh nghiệp cũng như mong muốn của người lao động đối với doanh nghiệp.

Các thành viên hội đồng đã tham dự 46 lớp đào tạo của 46 doanh nghiệp trong đó: đào tạo lao động đi Nhật Bản: 25 lớp; Lao động đi Đài Loan: 16 lớp; Lao động đi Malaysia: 1 lớp; lao động đi Úc: 1 lớp; Ma Cao: 1; Ả Rập Xê Út:1 và Algiêri: 1. Cùng với việc tham dự các lớp học này, Hội đồng đã tiến hành lấy ý kiến của người lao động trực tiếp tại lớp học với tổng số phiếu được khảo sát là 979 lao động, trong đó có 511 lao động đi Nhật Bản, chiếm 52,20% tổng số phiếu khảo sát; 366 lao động đi Đài Loan, chiếm 37,38%; 35 lao động đi Malaysia, chiếm 3,58%; 20 lao động đi Úc, chiếm 2,04%; 25 lao động đi Ả Rập Xê Út, chiếm 2,55%; 14 lao động đi Algiêri, chiếm 1,43% và 8 lao động đi MaCao, chiếm 0,82% tổng số phiếu khảo sát. Số lao động trên có cơ cấu giới tính nữ chiếm 36,98%, độ tuổi dưới 25 chiếm tỷ trọng cao chiếm 62,72%, độ tuổi trên 30 chỉ có 8,98% tổng số lao động được khảo sát. Phân theo khu vực xuất cư, lao động thuộc các tỉnh phía Bắc chiếm cao nhất chiếm 58,01%; các tỉnh phía Nam: 22,68%; các tỉnh miền Trung là: 18,28%, còn lại khoảng 1,03% là lao động thuộc các tỉnh Tây Nguyên.

Kết quả khảo sát cho thấy một số nhận xét sau:

(1). Kênh thông tin để người lao động đến DN đăng ký tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài:

Kết quả cho thấy, kênh thông tin qua bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất: 56,79%; tiếp theo là người thân trong gia đình: 21,25%; qua cán bộ địa phương: 8,07%; Qua các kênh truyền thông: 7,76% và qua trực tiếp cán bộ DN: 6,13%.

(2). Vay trước khi xuất cảnh: Có khoảng 84,06% số lao động cần vay để trang trải mọi chi phi trước khi xuất cảnh. Trong số này nguồn vay chủ yếu là người thân: 42,53%; Vay qua kênh ngân hàng: 29,89% và vay qua cả 2 kênh ngân hàng và người thân là: 27,58%. Mức vay bình quân dao động từ 20 triệu đến 70 triệu đồng tùy thuộc thuộc trường tiếp nhận.

Trong số không vay, thì số lao động đi Nhật chiếm 42,31%; lao động đi Đài Loan: 22,44% còn lại 35,25% thuộc các thị trường còn lại.

(3). Các khoản phí phải nộp trước khi đi: Hầu hết trong số họ đều chấp nhận mức phí được DN thông báo.

(4). Giáo dục định hướng trước khi đi: Các doanh nghiệp được khảo sát đều tuân thủ các quy định về đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động về chương trình cũng như thời lượng đào tạo; lao động được bố trí trong các phòng học đủ tiện nghi cần thiết; giáo viên có trách nhiệm và đều có bằng cử nhân về ngoại ngữ môn đảm nhiệm. Riêng các lớp đào tạo lao động đi Nhật, hầu hết các doanh nghiệp đều bố trí các giáo viên người Nhật trực tiếp đứng lớp bên cạnh các giáo viên của công ty như Công ty LOD, HITECO, LETCO, SULECO, SOVILACO, VINAINCOMEX, HOÀNG LONG, ADC, VẠN XUÂN, FLC… đã đem lại hiệu quả cao.

Tổng hợp các phiếu khảo sát người lao động đều cho kết quả khá tích cực về sự hài lòng của người lao động đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của doanh nghiệp. Các học viên được hỏi đều đã hiểu rõ các nội dung cơ bản của khóa đào tạo về phong tục tập quán tại nước đến, về đất nước con người, về các điều cần tránh, các điều khoản của các loại hợp đồng, về chi phí trước khi đi. Các nội dung này đều được lồng ghép qua các bài giảng tiếng nên người lao động thấy thiết thực và khắc sâu đặc biệt là các khóa đào tạo lao động đi Nhật. Tuy nhiên cũng có tới 9,71% số lao động không thật hiểu đầy đủ về các nội dung trên nhất là các nội dung liên quan tới các loại hợp đồng cần ký; các khoản khấu trừ lương từ phía chủ sử dụng lao động và vấn đề BHXH.

(5). Nguyện vọng:

Có tới 51,21% mong muốn được làm tăng ca, gia hạn hợp đồng, kiếm được nhiều tiền để trang trải cuộc sống - lý do kinh tế như là định hướng cơ bản cho việc đi làm việc ở nước ngoài;

- 15,60% mong muốn nâng cao trình độ ngoài ngữ và kỹ nang tay nghề, chủ yêu tập trung vào số lao động đi Nhật Bản;

- 12,86% có nguyện vọng sau khi về nước tìm kiếm được việc làm;

- 5,37% muốn thành lập một cơ sở sản xuất, kinh doanh và là chủ cở sở may, cơ khí, chế biến thủy sản, làm tóc hoặc chủ cửa hàng ăn uống.

- Một số ít khoảng 0,84% mong muốn trở thành cộng tác viên hay nhân viên công ty tham gia trong hoạt động đào tạo lao động đi Nhật ( Lao động của Công ty LETCO, ADC, TOCONTAP Sài Gòn, SULECO, HITECO).

Để đánh giá khách quan chất lượng dịch vụ của công ty, Hội đồng còn tiến hành lấy ý kiến của các lao động đã hết hạn hợp đồng trở về nước.

Số phiếu khảo sát là 210 phiếu, phân theo thị trường: Lao động từ Đài Loan về: 95 người, chiếm 45%; Nhật Bản: 59 người, chiếm 28%; Malaysia: 29 người, chiếm 14%; Trung Đông: 16 ngươi, 8% và các thị trường khác: 11 người chiếm 5%. Phân theo giới tính có 132 nam chiếm 63% và 78 lao động nữ chiếm 37%. Địa bàn xuất cư chủ yếu là các tỉnh phía Bắc có 106 LĐ, chiếm 50%; Miền Trung: 70 LĐ, 33%; Miền Nam và Tây nguyên: 34 LĐ chiếm 33%. Kết quả tổng hợp cho thấy người lao động đều đánh giá khá tích cực về chất lượng dịch vụ của công ty cung ứng. Nội dung hợp đồng lao động ký phù hợp với thực tế tại nơi làm việc về công việc, tiền lương, chế độ trả lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, BHXH. Tuy nhiên còn có khoảng trên 45% số lao động có chủ giữ hộ chiếu trong quá trình làm việc và họ không có ý kiến về vấn đề này.

Khi về nước, có trên 91% thực hiện thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp và có tới 86% trong số họ được tư vấn về việc làm tuy nhiên phiếu hỏi chưa thiết kế câu hỏi về việc làm hiện tại của họ để thấy tác động của công việc này.

Để nhìn nhận về mức độ tin cậy của công ty đối với người lao động, phiếu hỏi cũng đã thiết kế câu hỏi về việc họ có giới thiệu người thân qua công ty để đi làm việc ở nước ngoài không? Có tới 86% trong số họ có suy nghĩ này và sẽ thưc hiện khi về nước.

Nhìn chung, hoạt động này đã được tiến hành đúng với yêu cầu đặt ra trong quy trình thực hiện Bộ quy tắc COC-VN và có thể khái quát công tác đào tạo GDĐH đã được các công ty thực hiện tốt, đặc biệt với các khóa học đào tạo lao động đi làm việc tại thị trường Nhật Bản.

Hoạt động này đã thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục định hướng và chất lương dịch vụ của doanh nghiệp đối với người lao động; đồng thời giúp cập nhật dữ liệu phuc vụ đánh giá DN.

8. Tham gia đánh giá của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Một trong các kênh đánh giá hoạt động của doanh nghiệp thực hiện CoC-VN là các nhận xét của các Sở LĐ-TB&XH nơi doanh nghiệp tiến hành các nghiệp vụ về tuyên truyền, tuyển chọn và giải quyết mọi phát sinh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào số doanh nghiệp được lựa chọn để đánh giá trong năm 2013, Hội đồng đã nhận được đánh giá của 15 Sở LĐ-TB&XH. Các đánh giá Doanh nghiệp tập trung vào các nội dung sau: vấn đề tuyển chọn; duy trì thông tin liên lạc với địa phương trong việc bảo vệ người lao động ở nước ngoài; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; một số vi phạm cần khắc phục.

Nhìn chung các đánh giá của các Sở nêu trên đều cho rằng các doanh nghiệp đều đã tuân thủ các quy định trong tuyển chọn và thực hiện chế độ báo cáo với địa phương. Đây là một sự tiến bộ rõ nét so với thời gian trước, doanh nghiệp thường chưa coi trọng công tác báo cáo theo quy định với các Sở LĐ - TB&XH.

III. NHẬN XÉT KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

1. Về triển khai thực hiện đánh giá

- Đã triến khai khá đồng bộ các hoạt động trang bị và nâng cao nhận thức cho các đối tượng được chọn để giám sát, đánh giá và cả các lực lượng tham gia cung cấp thông tin để giám sát, đánh giá.

- Đã thu hút được sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh kiểm tra ở TW và địa phương, các Ban quản lý Cục quản lý LĐNN, của người lao động vào quá trình thực hiện giám sát, đánh giá.

- Đã khai thác thường xuyên các kênh thông tin đại chúng phục vụ giám sát và đánh giá.

- Các doanh nghiệp được chọn giám sát, đánh giá đều có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động hướng theo chuẩn mực của Bộ quy tắc ứng xử. Nhiều doanh nghiệp đã không chỉ thụ động chờ Hiệp hội đánh giá, mà chủ động giao nhiệm vụ và tổ chức theo dõi, giám sát đánh giá nội bộ các bộ phận của doanh nghiệp. Nhờ vậy, có tác dụng tốt đến việc chấp hành của cán bộ nhân viên.

- Các doanh nghiệp đã có chuyển biến bước đầu tích cực trong việc chấp hành luật pháp và chế độ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước TW, địa phương, với các Ban quản lý lao động.

- Hội đồng giám sát, đánh giá đã nghiêm túc, tích cực thu thập thông tin và thực hiện đầy đủ quy trình và cơ chế giám sát, đánh giá, khách quan, công bằng trong đánh giá doanh nghiệp.

2. Kết quả đánh giá doanh nghiệp

Việc đánh giá doanh nghiệp đã được Hội đồng giám sát, đánh giá thực hiện bằng phương pháp chấm điểm; sau đó, dựa vào kết quả chấm điểm để xếp loại doanh nghiệp thành 4 nhóm: loại tốt gồm 2 mức A1 (94 điểm trở lên) và A2(89 - 93 điểm); loại khá gồm B1 (85 - 88 điểm) và B2 (81 - 84 điểm); Loại trung bình gồm C1 và C2; và loại yếu là loại D.

- Kết quả đánh giá năm thứ hai như sau:

a) Loại A1: 11 doanh nghiệp chiếm 23,4% (năm đầu:40%);

b) Loại A2: 27 doanh nghiệp chiếm 57,4 % (năm đầu: 40%);

c) Loại B1: 9 doanh nghiệp chiếm 19,2% (năm đầu 15%);

d) Loại B2: 0 doanh nghiệp, chiếm 0% ( năm đầu 5%).

 

BẢNG 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP NĂM THỨ NHẤT VÀ NĂM THỨ HAI

 

Hạng

20 doanh nghiệp năm đầu (số DN - %)

47 doanh nghiệp năm thứ hai (số DN - %)

A1

8 - 40%

11 - 23,4%

A2

8 - 40%

27 - 57,4%

B1

3 - 15%

9 - 19,2%

B2

1 - 5%

0 - 0%

So với kết quả đánh giá năm đầu có một số nhận xét sau:

- Tỉ lệ phần trăm số DN đạt thành tích cao A1 giảm từ 40% xuống 23,4%; Loại A2 tăng từ 40% lên 57,4%; loại B1 tăng từ 15% lên 19,2%; loai B2 giảm 5%.

- 20 DN được giám sát từ năm đầu đến nay đạt thành tích cao hơn so với 27 DN mới được giám sát đánh giá từ năm thứ hai.

 

BẢNG 2: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂM THỨ HAI CHIA THEO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TỪ NĂM ĐẦU VÀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ NĂM THỨ HAI

 

TT

HẠNG

20 DN được đánh giá năm đầu (DN - %)

27 DN được đánh giá từ năm thứ hai (DN - %)

A1

9 - 45%

2 - 7,7%

A2

9 - 45%

18- 66,7%

B1

2 - 10%

7 - 25,9%

 

 

 

- So sánh kết quả của 20 DN được đánh giá từ năm đầu về thành tích giữa năm năm đầu và năm thứ hai cho thấy tổng quan chung là có sự tiến bộ: loại A1 và A2 đều tăng từ 40% lên 45%, trong khi B1 giảm từ 15% xuống 10%, B2 từ 5% xuống 0%.

 

BẢNG 3: SO SÁNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂM THỨ NHẤT VÀ NĂM THỨ HAI CỦA 20 DN THAM GIA ĐÁNH GIÁ TỪ NĂM ĐẦU

 

Hạng

Kết quả đánh giá năm thứ nhất (DN - %)

Kết quả đánh giá năm thứ hai (DN - %)

A1

8 - 40%

9 - 45%

A2

8 - 40%

9 - 45%

B1

3 - 15%

2 - 10%

B2

1 - 5%

0 - 0%

Đóng góp vào sự tiến bộ này là do có 6 DN được nâng hạng so với năm đầu.Tuy nhiên, cũng có 5 DN trong số 20 DN này bị tụt điểm và xuống hạng từ A1 xuống A2, hoặc A2 xuống B1 do có những sơ xuất, vi phạm bị trừ điểm.

- Những hạn chế mà một số doanh nghiệp bị khấu trừ điểm tập trung vào:

(i) Chưa tuân thủ tốt nguyên tắc 1- tuân thủ các quy định của luật pháp: Bị phạt hành chính hoặc tạm dừng cung ứng có thời hạn lao động vào 1 thị trường do có khiếu nại của người lao động về thu phí cao; Đóng quỹ hỗ trợ XKLĐ chưa đầy đủ.

(ii) Chưa tuân thủ tốt nguyên tắc 11 về xây dựng quan hệ đối tác: trọng sự phối hợp và thực hiên chế độ báo cáo với cơ quan lao động địa phương; trong quan hệ với đối tác là người lao động, khi họ có khiếu nại về thu phí cao. Trong bảng điểm tự đánh giá của doanh nghiệp cũng đã thể hiện khá rõ các hạn chế trên.

3. Một số tồn tại cần hoàn thiện:

- Một số DN được lựa chọn để giám sát đánh giá năm thứ hai có thay đổi lớn về nhân sự chủ chốt, cán bộ mới thay thế chưa quyết tâm cao, nên phải tạm đưa ra ngoài danh sách đánh giá năm nay.

- Do tiến độ chung của dự án, việc tổ chức tập huấn cho lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của doanh nghiệp được thực hiện tương đối muộn (từ tháng 10). Nếu việc tổ chức tập huấn có thể làm sớm hơn thì phát huy tác dụng tại doanh nghiệp tốt hơn.

- Một số DN có quy mô cung ứng lao động cho thị trường ngoài nước tương đối lớn, nhưng chưa đăng ký cam kết thực hiện CoC-VN.

IV. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

1. Việc triển khai thực hiện CoC-VN và giám sát đánh giá kết quả thực hiện cần thu hút sự tham gia, phối hợp đồng bộ của Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra kiểm tra về lao động ở cả TW và địa phương, các Ban quản lý lao động VN ở nước ngoài và các tổ chức xã hội khác. Để thu hút sự tham gia tích cực của cơ quan lao động địa phương, cần làm việc sớm với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Sở. Ở những nơi đã thực hiện như vậy, lãnh đạo nhận rõ ý nghĩa của việc tham gia giám sát đánh giá CoC-VN, thì việc hợp tác đạt kết quả tốt hơn.

2. Để thực hiện thành công CoC-VN ở mỗi doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp cần trang bị và nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt và cho toàn thể cánbộ nhân viên của mình về ý nghĩa, nội dung Bộ quy tắc ứng xử, sự cần thiết phải vhủ động thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử. Phải phân công lãnh đạo và chuyên viên theo dõi và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện ở các bộ phận của doanh nghiệp. Phải rà lại, bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế nội bộ hướng vào thực hiện CoC-VN; Theo dõi, khen thưởng, động viên nhắc nhở cán bộ nhân viên trong việc thực hiện.

Thực tế, những doanh nghiệp đã thực hiện tốt những việc nêu trên, đều có hạng thành tích cao trong thực hiện CoC-VN.

3. Tăng cường hoạt động kiểm tra của Thường trực Hội đồng, các thành viên hội đồng để phát hiện mô hình tốt và làm rõ mức độ vi phạm của doanh nghiệp (nếu có). Việc này tiến hành thường xuyên không đợi đến cuối năm sẽ có tác động tốt và thuận lợi khi chấm điểm. Cùng với việc thường xuyên thu thập thông tin trên các phương tiện đại chúng, cần tổ chức gặp gỡ, lấy phiếu điều tra người lao động trước và sau xuất cảnh để có thông tin nhiều hơn trong đánh giá doanh nghiệp.

 4. Việc thông tin các điển hình tốt từng việc thực hiện ngay sau khi phát hiện và thẩm định, không chờ đến cuối năm, làm như vậy sẽ kịp thời thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khác cũng làm tốt hơn.

V. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ NĂM THỨ 3

1. Mở rộng diện giám sát, đánh giá:

Năm thứ 3 sẽ mở rộng diện giám sát đánh giá đến 70 DN, gồm 47 DN cũ và 23 DN mới.Đồng thời, vận động các DN tiếp tục đăng ký cam kết thực hiện CoC-VN và chủ động tham gia quá trình giám sát, đánh giá.

2. Thu hút thêm nhiều hơn nữa các Sở Lao đông TBXH tham gia giám sát, đánh giá, ký thỏa thuận hợp tác thêm với 4-5 Sở về cung cấp thông tin, nhận xét đánh giá DN.

3. Tổ chức tập huấn quán triệt CoC-VN và các nội dung liên quan cho toàn thể CBNV hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của 23 DN mới tham gia giám sát đánh giá. Các DN cần chủ động đăng ký lịch tập huấn, nhu cầu giảng viên để Hiệp hội sắp xếp và theo dõi việc tổ chức của DN. Điểm thưởng của hoạt động này không những căn cứ vào tỷ lệ % số CBNV tham gia học tập, chuẩn bị tài liệu và kết quả hoạt động mà còn dành khuyến khích DN hoàn thành việc tập huấn sớm hơn.

4. Thăm, kiểm tra các lớp đào tạo chuẩn bị cho NLĐ trước xuất cảnh, lấy phiếu phỏng vấn NLĐ để đánh giá về nội dung, chất lượng đào tạo và dịch vụ của 70 DN

5. Làm việc với các DN, xem xét đánh giá mức độ tiến bộ trong hoàn thiện các quy chế liên quan đến tuyển chọn, đào tạo, quản lý, bảo vệ, hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở NN trên cơ sở tiếp thu nội dung CoC-VN ở DN

Hoạt động này ngày càng cần được quan tâm nhiều hơn để tạo cơ sở cho sự chuyển biến tiến bộ về chất trong hoạt động của mọi DN

Nếu thời gian đầu dừng ở quan tâm nhiều hơn đến thưởng điểm cho DN, có mô hình tốt, thì tới đây, đồng thời sẽ áp dụng bảng điểm trừ để trừ điểm DN chưa nỗ lực trong hoàn thiện các quy chế, cơ chế cụ thể trên cơ sở các quy tắc của CoC-VN.

Để được đánh giá tốt hơn và không bị trừ điểm về hoạt động này, các DN cần chuẩn bị sẵn văn bản và quán triệt đến CBNV từng bộ phận chuyên môn về những điểm mới trong cơ chế hoạt động cụ thể trên cơ sở tiếp thu các quy chế của CoC-VN vào DN mình

6. Định hướng khuyến khích thưởng điểm cho các hoạt động tốt:

- Tổ chức tập huấn CoC-VN cho 85% trở lên tổng số CBNV liên quan đến hoạt động XKLĐ: Tối đa 5 điểm (chủ động đăng ký lịch tập huấn sớm trong khoảng thời gian theo KH của Hiệp hội: 1 điểm; Đầy đủ tài liệu cho mỗi học viên: 0,5 điểm; Tổ chức và chất lượng tham gia của học viên: 1 điểm; tỷ lệ học viên tham dự: 85-90%: 1 điểm, 91-95%: tối đa 2 điểm, 96-100% tối đa 2,5 điểm

- Có cán bộ chuyên theo dõi thực hiện CoC-VN, giữ liên lạc thường xuyên với Hội đồng tối đa 0,5 điểm (có quyết định gửi cán bộ lãnh đạo và chuyên viên chuyên theo dõi CoC-VN của DN gửi Hiệp hội: 1 điểm; giữ liên lạc thường xuyên với thường trực Hội đồng giám sát đánh giá trong phối hợp triển khai: 1 điểm; chủ động đề xuất và triển khai có hiệu quả việc giám sát nội bộ trong thực hiện CoC-VN: 1 đến 3 điểm)

- Có mô hình tốt đào tạo có chất lượng NLĐ trước xuất cảnh: tối đa 5 điểm

- Có mô hình tốt, sáng tạo, có hiệu quả làm lợi cho NLĐ trong tuyển chọn, đào tạo thu phí bảo vệ và hỗ trợ NLĐ ở nước ngoài: tối đa 5 điểm cho mỗi điển hình tốt

7. Thông tin, công bố kết quả thực hiện CoC-VN:

- Thông tin thường xuyên các mô hình tốt từng việc của DN trên Bản tin, trang web của Hiệp hội, của Dolab

- Công bố rộng rãi kết quả xếp hạng thực hiện CoC-VN hang năm của các DN

8. Khen thưởng thành tích DN theo các tiêu chí chất lượng thực hiện CoC-VN, gửi với kết quả đưa lao động đi làm việc ở NN

9. Đề nghị với Bộ Lao động TBXH có cơ chế ưu tiên DN thực hiện tốt CoC-VN; Đồng thời tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm nhiều hơn những DN có số lượng lao động xuất khẩu tương đối lớn, nhưng chưa chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ NLĐ thông qua việc đăng ký cam kết thực hiện CoC-VN.

Tóm lại,

Phát huy kết qủa và kinh nghiệm của năm đầu thử nghiệm, bước sang năm thứ hai triển khai mở rộng, tuy gặp nhiều khó khăn hơn xuất phát từ đặc điểm của các DN mới tham gia, song với quyết tâm cao và kế hoạch, phương pháp làm việc hợp lý; được sự ủng hộ, hợp tác nhiệt tình của các cơ quan quản lý nhà nước T.Ư và địa phương, của Tổ chức lao động quốc tế, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của dự án “Tam giác”; sự hưởng ứng tich cực của các doanh nghiệp, chúng ta đã thực hiện thành công việc giám sát đánh gía, xếp hạng, và quan trọng hơn là tạo nên sự chuyển động theo hướng tích cực của 47 DN có liên quan đến phân nửa tổng số lao động mà tất cả các DN đưa đi làm việc ở nước ngoài hàng năm.

Hiệp hội XKLĐ Việt Nam xin chân thành cám ơn các tổ chức và các vị lãnh đạo, cán bộ của các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động đã hợp tác hỗ trợ chúng tôi để có được kết quả này.

Những kinh nghiệm rút ra từ thành công cùng với những phát hiện về những tồn tại, thiếu khuyết cần hoàn thiện đến nay, cho phép chúng ta yên tâm và có thể làm tốt việc tiếp tục mở rộng diện doanh nghiệp được giám sát, đánh giá. Đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp đã tham gia có điều kiện tốt hơn để tự hoàn thiện mình trong những năm tiếp theo.

Việc mở rộng diện giám sát, đánh giá năm thứ ba ra 70 doanh nghiệp là bước đi tiếp theo cần thiết, khả thi trong lộ trình tiến tới giám sát, đánh giá tất cả các doanh nghiệp được cấp phép. Nhưng sẽ là nhiệm vụ nặng nề hơn đòi hỏi sự nỗ lực của Hiệp hội, của Hội đồng và sự hợp tác hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý nhà nước cả T Ư và địa phương, cả trong và ngoài nước, tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các tổ chức quốc tế khác, các tổ chức xã hội và người lao động.

Với mục tiêu cao cả góp phần phát triển bền vững hoạt động cung ứng lao động Việt Nam cho thị trường ngoài nước, bảo vệ người lao động và nâng cao chất lượng, thương hiệu của doanh nghiệp, Hiệp hội XKLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục khuyến khích, động viên, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp phấn đấu thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử CoC-VN./.


 

 

Scroll