BÁO CÁO NĂM THỨ BA
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
COC-VN NĂM THỨ 3
Giám sát, đánh giá việc thực hiện Bộ quy tắc
ứng xử Coc-VN là quá trình tư vấn, thúc đẩy nâng tầm doanh nghiệp, bảo vệ tốt
hơn người lao động di cư và phát triển thị trường bền vững. Ngay sau khi phối
hợp với ILO tổ chức thành công Hội nghị công bố kết quả giám sát, đánh giá năm
thứ 2 thực hiện CoC-VN vào tháng 09-2014, Hiệp hội đã triển khai thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá năm thứ
3 với các hoạt động và kết quả dưới đây .
I
. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ
1.1
Hoàn thành nghiên cứu chuyển xếp hạng doanh nghiệp thực hiện CoC-VN từ 7
hạng (A1, A2, B1, B2, C1, C2 và D) sang sang xếp hạng theo số sao.
- Trên cơ sở tổ chức nghiên cứu xây dựng phương án chuyển xếp hạng doanh
nghiệp theo số sao, Hiệp hội đã phối hợp với ILO tổ chức hội thảo xin ý kiến
của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội, Văn phòng Hiệp hội và
đại diện Văn phòng ILO tại Hà Nội.
Hội thảo đã làm rõ, Cơ chế giám sát, đánh
giá thực hiện trong 2 năm qua được thiết kế khá đầy đủ, chi tiết và đã phát huy
tác dụng, phù hợp với yêu cầu từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên còn một số hạn chế, đó là khi người tra cứu bảng công bố xếp
hạng doanh nghiệp muốn biết doanh nghiêp ở hạng nào tốt hơn, thì phải xem chú
dẫn A1, A2… là gì. Điều này sẽ khó khăn hơn đối với người lao động khi tìm hiểu
chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xếp hạng doanh nghiệp
theo 7 mức nêu trên có thể phù hợp trong giai đoạn thí điểm, nhưng nay xét thấy
có quá nhiều mức, không cần thiết quá chi tiết như vậy đối với người sử dụng
thông tin. Do vậy, nghiên cứu đưa ra hệ thống xếp hạng mới mà khi nhìn vào bảng
xếp hạng, người tìm thông tin có thể hiểu ngay đâu là doanh nghiệp có chất
lượng hoạt động tốt hơn, tốt nhất…đó là hệ thống xếp hạng theo 6 sao, số sao
càng nhiều phản ảnh chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp
xuất sắc nhất trong từng kỳ đánh giá là 5 sao. Để đạt được hạng 6 sao, doanh
nghiệp phải có 4 năm liên tục được xếp hạng A1 và 5 sao. Việc đưa ra mức và
điều kiện xếp hạng đặc biệt ( 6 sao ) nhằm mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp
phấn đấu liên tục, giữ chất lượng dịch vụ lâu bền.
-
Trên cơ sở kết quả hội thảo, BCH Hiệp hội đã có nghị quyết, Chủ tịch Hiệp hội
đã ban hành quyết định chuyển xếp hạng doanh nghiệp theo 6 hạng (từ 1 sao đến 6
sao)
Cuốn cơ chế giám sát đánh giá cũng đã được bổ
sung, chỉnh sửa và in tái bản .
Hoạt
động này góp phần hoàn thiện cơ chế giám sát đánh giá thêm một bước, kịp thời
phục vụ đánh giá chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp năm thứ 3.
1.2
Lựa chọn các doanh nghiệp mới bổ sung vào danh sách đánh giá năm thứ 3 cùng 47
DN (đã được đánh giá năm thứ 2):
Đã
lựa chọn 24 DN mới.Trong quá trình triển khai thực hiện có 08 DN đã lựa chọn
xin hoãn thực hiện với những lý do khác nhau: Thay đổi chủ sở hữu, thay đổi
lãnh đạo, tổ chức, bộ máy, bị tạm dừng đưa lao động đi Đài Loan.
Để bù đắp số DN xin hoãn, Vamas đã vận động
bổ sung thêm 3 DN khác. Như vậy đã chọn được 19 DN mới và 47 DN cũ, nâng tổng
số DN trong diện giám sát đánh giá năm thứ 3 lên 66 DN.
Điều đáng lưu ý là, tuy số lượng DN được
giám sát đánh giá chỉ chiếm 31,4% tổng
số DN được cấp phép, nhưng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài qua các
DN này đã chiếm 64,26% tổng số mà 207 DN được cấp phép đã đưa đi nước ngoài (65
DN đưa đi nước ngoài 71.336 lao động năm 2014 và 33.418 lao động 6 tháng đầu
năm 2015; cả nước năm 2014: 106.840 lao động và 6 tháng 2015: 56.173 lao động).
1.3
Tổ chức tập huấn cho toàn thể CBNV của từng DN:
- 19/19 DN mới tham gia giám sát đánh
giá năm thứ 3 đã đăng ký lịch và tổ chức tập huấn cho CBNV và mời lãnh đạo Hiệp
hội trực tiếp truyền đạt
- Nội dung tập huấn bao gồm:
+
Công ước của ILO và luật pháp VN về phòng chống lao động cưỡng bức, buôn bán
người trong di cư lao động quốc tế
+
Sự cần thiết, nội dung của Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các DN Việt Nam đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài (CoC-VN)
+
Cơ chế giám sát đánh giá việc thực hiện CoC-VN
+
Những việc DN cần làm để triển khai thực hiện CoC-VN
- Có 476 cán bộ, trong đó 303 cán bộ nữ
của 19 DN tham gia dự tập huấn.
Nhìn chung hoạt động tập huấn của các DN là
tích cực . Nhờ đó, các DN đã có cơ sở rà
soát lại quy trình hoạt động để bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện từng nội dung
hoạt động của DN. Sản phẩm yêu cầu có được sau tập huấn là các doanh nghiệp đưa
ra được :
(i) Kế hoạch tổng thể của DN triển khai thực
hiện CoC-VN ;
(ii)
Rà soát quy trình hoạt động của DN trong lĩnh vực XKLĐ và đưa ra được các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy trình hiện
hành đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy tắc của
COC_VN .
Kết quả tập huấn vừa tạo chuyển biến về
nhận thức, trang bị mới kiến thức cho cán bộ nhân viên, vừa tạo nên sự chuyển
biến thực chất trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
1.4 Thu thập và kiểm chứng thông tin:
- Đã phân công cán bộ theo dõi cập nhật và
thẩm định thông tin thường xuyên trên các phương tiên thông tin đại chúng .
- Các nguồn thông tin quan trọng từ DOLAB và
Thanh tra MOLISA cùng các Ban quản lý lao động: Đài Loan, Malaysia,
Nhật Bản và các Sở LĐ-TB&XH đều đã
được thu thập và khai thác triệt để.
-
Tất cả 66 DN đều tiến hành tự đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện về Thường
trực Hiệp hội.
1.5
Hoạt động đánh giá công tác đào tạo những kiến thức cần thiết cho người lao
động và chất lượng dịch vụ của doanh nghiêp.
1.5.1 Đánh giá thông qua lấy ý kiến NLĐ
trước xuất cảnh:
Việc đánh giá hoạt động đào tạo, giáo dục
định hướng người lao động trước khi người lao động xuất cảnh của doanh nghiệp
được thực hiện thông qua hoạt động của
các thành viên của Hội đồng đánh giá:
(i) Làm việc với ban lãnh đạo doanh nghiệp xem xét báo cáo hoạt động năm qua và
nêu rõ các cải tiến có được khi áp dụng Bộ quy tắc CoC-VN; (ii) Tham dự lớp học
của người lao động trước xuất cảnh; (iii) Đối thoại với người lao động các vấn
đề liên quan tới các nội dung giáo dục định hướng mà người lao động đã được
học, và (iv) Trực tiếp lấy ý kiến người lao động thông qua phiếu hỏi.Từ các
hoạt động nêu trên đã tổng hợp được các ý kiến phản hồi của người lao động về
nội dung đào tạo , chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực này của doanh nghiệp cũng
như mong muốn của người lao động đối với doanh nghiệp .
Các thành viên hội đồng đã tham dự 66 lớp
đào tạo của 66 doanh nghiệp, thực hiện lấy phiểu hỏi của 1.125 lao động , trong
đó khảo sát các lớp đào tạo lao động đi:
Nhật Bản : 34 lớp với 567 lao động , chiếm 50,40% só lao động được phỏng
vấn;Đài Loan: 24 lớp với 408 lao động, chiếm 36,30%;Trung Đông ( Ả rập Xê Ut và
UAE): 3 lớp với 62 lao động chiếm 5,51%; Malaysia: 1 lớp với 25 lao động chiếm
2,22% và các thị trường khác ( Úc, Algieri, Macao và Nga ): 4 lớp với 63 lao
động chiếm 5,57%.
Kết quả khảo sát cho thấy một số nhận xét
sau:
(1) Kênh thông tin để người lao động đến
DN đăng ký tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài qua thông tin bạn bè chiếm tỷ
lệ: 55,38% ; tiếp theo là người thân trong gia đình: 17,06%; qua cán bộ địa
phương: 11,20%; Qua các kênh truyền thông : 6,32% và qua trực tiếp cán bộ DN:
10,04%. Kênh thông tin từ bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất do NLĐ mách bảo nhau
những DN tuyển nhiều và có độ tin cậy qua thực tế.
(2) Vay vốn trước khi xuất cảnh: Có 836
lao động có nhu cầu vay để trang trải mọi chi phi trước khi xuất cảnh, chiếm
74,31 số lao động phỏng vấn. Trong số này nguồn vay chủ yếu là người thân:
39,95% với mức vay bình quân khoảng 52 triệu đồng; Vay qua kênh ngân hàng: 32,42%
, với mức vay bình quân khoảng 65 triệu đồng và vay qua cả 2 kênh ngân hàng và
người thân là : 27,63%.
(3)
Các khoản phí phải nộp trước khi đi : 96,90% lao động đều biết rõ các
khoản phí cần nộp khi tham gia các khóa học trước khi đi và có khoảng 3,10% trả
lời chưa biết một cách đầy đủ các khoản phí này. Đây cũng là một vấn đề các
doanh nghiệp cần quán triệt đầy đủ hơn cho mọi NLĐ trong các khóa đào tạo. Kết
quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết trong số họ đều chấp nhận mức phí được DN
thông báo. Tổng chi phí cho từng thị trường và cơ cấu của phí nhìn chung đều
được các doanh nghiệp công khai trong các thông báo tuyển dụng và không có sự
khác biệt so với các mức quy định mà cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này
ban hành .
(4) Giáo dục định hướng trước khi đi :
Các doanh nghiệp được khảo sát đều tuân thủ các quy định về đào tạo giáo dục
dịnh hướng cho người lao động về chương trình cũng như thời lượng đào tạo; lao
động được bố trí trong các phòng học đủ tiện nghi cần thiết; giáo viên có trách
nhiệm và đều có bằng cử nhân về ngoại ngữ môn đảm nhiệm. Một số doanh nghiệp
đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có chất lượng cho hoạt động
đào tạo khá tốt như các công ty LOD,
HITECO, AIC,TRÁMINCO, THUẬN THẢO, LETCO, SULECO, SOVILACO, VINAINCOMEX, HOÀNG
LONG CMS, ADC, TOCONTAP SÀI GÒN. TESHCIMEX, …đã đem lại hiệu quả cao.
Tổng hợp các phiếu khảo sát người lao động
trước xuất cảnh cho thấy hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp một số kết quả
sau:
- 100%
người lao động đều tham gia các khóa đào tạo của doanh nghiệp trước khi
xuất cảnh;
- Trong 11 nội dung được hỏi liên quan tới
phong tục tập quán tại nước đến , về đất nước con người, về các điều cần phòng,
tránh, các điều khoản của các loại hợp đồng, về chi phí trước khi đi thì, có
tới 97,95 % lao động trả lời đã được học và nắm được các nội dung này và có
2,05% số lao động chưa năm rõ một số nội dung và tập trung chưa nắm rõ một số
nội dung trong hợp đồng lao động liên quan tới quy định về các khoản khấu trừ
vào lương của chủ sử dụng lao động theo quy định của pháp luật nước sở tại hoặc
quy trình khi cần khiếu nại một vấn đề gì đó trong quá trình làm việc.
- Hầu hết lao động được hỏi đều hài lòng
với chất lượng dịch vụ đào tạo của doanh nghiệp, về đội ngũ giáo viên giảng dậy
cũng như cách làm việc của các bộ phận nghiệp vụ công ty trong hướng dẫn thủ
tục hồ sơ cho người lao động.
( 5) Nguyện vọng:
Có tới 348 lao động không nêu nguyện vọng
và kiến nghị gì chiếm 30,93% số lao động được hỏi . Trong số 777 lao động nêu
nguyện vọng thì:
- Có tới 67,82% mong muốn dược tăng ca , gia hạn hợp đồng ,
kiếm được nhiều tiền để trang trải cuộc sống , lý do kinh tế như là định hướng
cơ bản cho việc đi làm việc ở nước ngoài. Ở thị trường Nhật tỷ lệ này là 41%,
Đài Loan là 97%, Trung Đông là 98% và các thị trường khác là 86%;
- Mong muốn khi về nước có việc làm có tỷ lệ
là 14,03% , trong đó thị trường Nhật bản là 22%, Đài Loan : 0,34%);
- 7,46% có nguyện vọng nâng cao tay nghề và
ngoại ngữ ; tỷ lệ này ở thị trường Nhật bản chiếm cao nhất là 23,65%;
- 4,25% số lao động có nguyện vọng khi về
sẽ mở doanh nghiệp riêng hoặc làm giáo viên dậy ngoại ngữ trong các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động. Nguyện vong naỳ cũng tập trung chủ yêu vào số lao
động đi thị trường Nhật bản.
1.5.2
Đánh giá thông qua lấy ý kiến NLĐ trở về:
Để đánh giá khách quan chất lượng dịch vụ
của DN, Hội đồng đã thu thập kết quả khảo sát lấy ý kiến của NLĐ đã trở về nước
do Cán bộ của Tổng LĐLĐVN thực hiện. Số NLĐ trở về được khảo sát là 201( 127
nam và 74 nữ). Họ đã được các DN đưa đi
làm việc và trờ về từ các thị trường với số lượng sau:
Nhật Bản: 77, Đài Loan : 89, UAE
: 5, Ả rập Sê Ut: 4, Libya: 2, LB Nga: 5, Malaysia: 19.
-
Cơ cấu công viêc của số lao động này như sau: Công nhân nhà máy: 143, Xây dụng:
10, Nông nghiệp: 5, Thủy sản; 2 Thuyền viên tầu cá 12 và nghề khác Lái xe, lái
máy xúc, làm bánh mỳ, chăm sóc người già, người bệnh) : 29.
-
Về tình trạng về nước: Hoàn thành hợp đồng về đúng hạn: 179; Được gia hạn về
sau: 3; Về trước hạn vì sức khỏe: 9; Về trước hạn vì việc riêng: 10.
-
Về thanh lý hợp đồng sau khi về nước: Trong 195/201 người có ghi trả lời về câu
hỏi này có 192 người có đến DN thanh lý hợp đồng, 3 người không đến thanh lý
hợp đồng.
-
Về tư vấn của DN đối với NLĐ về việc làm
sau khi về nước: 93,9% số NLĐ có câu trả lời câu hỏi này đã cho biết họ có được
DN tư vấn. 6,1% trả lời không.
-
Người lao động có hài lòng với dịch vụ của DN không: có 200/201 người trả lời
câu hỏi này. Trong đó, 198 ngưởi chiếm 99% đã trả lời hài lòng, 2 người trả lời
không.
-
Trong 199 NLĐ có câu trả lời câu hỏi “ Nếu có người thân có nhu cầu đi làm việc
ở nước ngoài, Bạn có giới thiệu họ đi qua DN đã đưa Bạn đi nước ngoài không” ,
thì có 198 người trả lời Có.
Kết quả tổng hợp cho thấy hầu hết NLĐ đánh giá tốt chất lượng dịch vụ của công ty
cung ứng và DN đã thực hiện đầy đủ các cam kết với người
lao động.
Tóm lại, qua hoạt động này cho thấy các
doanh nghiệp đều có những chuyển biến khá rõ nét trong công tác đào tạo giáo
dục định hướng người lao động trước khi đi. Nhận định được thể hiện rõ ở các
hoạt động của doanh nghiệp trong đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ
giảng viện , chuẩn hóa quy trình đào tạo, thực thi nghiêm túc các quy định về
nội dung, chương trình và thời lượng đạo tạo đã được quy định. Qua đó chất lượng lao động trước khi đi được
cải thiện đặc biệt chất lượng lao động đi thị trường Nhật có những thay đổi
tích cực hơn và đồng đều trong nhiều doanh nghiệp.
1.6 Tham gia đánh giá của Các Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Một
trong các kênh đánh giá hoạt động của doanh nghiệp thực hiên CoC-VN là các nhận
xét của các Sở LĐ-TB&XH nơi doanh nghiệp tiến hành các nghiệp vụ về tuyên
truyền, tuyển chọn , giải quyết mọi phát sinh đối với người lao động đi làm
việc ở nước ngoài và thực hiện công tác báo cáo định kỳ với cơ quan lao động
địa phương theo quy định.
-
Để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của các sở LĐ-TB&XH vào việc
giám sát , đánh giá DN thực hiện CoC-VN, với sáng kiến của Điều phối viên Dự án
và sự hợp tác với Cục QLLĐNN, lãnh đạo Hiệp hội đã trình bày chuyên đề về : Ý
nghĩa, nội dung của CoC-VN, Cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện CoC-VN của
DN ; vai trò của Sở LĐ-TB & XH, của MRC và phương thức phối hợp trong giám
sát, đánh giá DN giữa Sở, MRC với VAMAS tại 3 cuộc hội thảo Lồng ghép mô hình
MRC ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, với sự tham dự của 133 cán bộ lãnh đạo, chuyên
viên từ 48 Sở LĐ-TB&XH, các Trung
tâm GTVL và các MRC.
Căn cứ vào số doanh nghiệp được lựa chọn để
đánh giá trong năm 2014, các Sở
LĐTB&XH có doanh nghiệp tuyển chon lao động đã gửi báo cáo đánh giá về Hiệp
Hội . Đã có 16 Sở LĐ-TB&XH thực hiện báo cáo đánh giá này. Các đánh giá
Doanh nghiệp tập trung vào các nội dung sau: vấn đề tuyển chọn; duy trì thông
tin liên lạc với địa phương trong việc bảo vệ người lao động ở nước ngoài; thực
hiện chế độ báo cáo theo quy định; một số vi phạm cần khắc phục; kinh nghiệm
tốt và đề nghị của cơ quan lao động.
Nhìn chung các đánh giá của các Sở nêu
trên đều cho rằng các doanh nghiệp đều đã tuân thủ các quy định trong tuyển
chọn và thực hiện chế độ báo cáo với địa phương. Tuy nhiên, trong các báo cáo
cũng lưu ý một số vấn đề sau:
- Vấn đề duy trì một cách tường xuyên
hơn thông tin giữa doanh nghiệp và địa phương;
- Việc tuyển chọn lao động tại vùng
nghèo cần được tăng cường hơn và số lượng lao động này được xuất cảnh còn ít so
với số lượng đã được tuyển chọn.
- Công tác báo cáo định kỳ tuy đã được
cải thiện so với tời gian trước tuy nhiên vẫn còn doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ công tác
này.
Một số Sở LĐTB&XH đã có báo cáo có nội
dung khá cụ thể với các đánh giá từng doanh nghiệp với mặt được và hạn chế về
hoạt động XKLD tại địa phương sẽ có tác dụng tích cực để DN nhìn nhận rõ hoạt
động này để điều chỉnh tốt hơn trong thời gian tới , như báo cáo của Sở: Bến
tre , Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Bắc giang, Thanh hóa , Cần
thơ.
II.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ TRIỂN KHAI
2.1
Về triển khai thực hiện giám sát, đánh giá:
2.1.1 Mặt tích cực:
+
Đã triến khai khá đồng bộ các hoạt động
trang bị và nâng cao nhận thức cho các đối tượng được chọn để giám sát, đánh
giá và cả các lực lượng tham gia cung cấp thông tin để giám sát, đánh giá.
+
Đã thu hút được sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh
kiểm tra ở TW và địa phương, các Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước
ngoài, Cục quản lý LĐNN và của người lao
động vào quá trình thực hiện giám sát, đánh giá. Đặc biệt là, Tổng LĐLĐ VN đã
tham gia vào việc lấy phiếu phỏng vấn NLĐ trở về và dự kiểm tra một số lớp đào
tạo giáo dục định hướng.
+
Đã khai thác thường xuyên các kênh thông tin đại chúng phục vụ giám sát và đánh
giá.
+
Các doanh nghiệp được chọn giám sát, đánh giá
đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế
hoạt động hướng theo chuẩn mực của Bộ quy tắc ứng xử. Nhiều doanh nghiệp đã
không chỉ thụ động chờ Hiệp hội đánh giá, mà chủ động giao nhiệm vụ và tổ chức
theo dõi, giám sát đánh giá nội bộ các bộ phận của doanh nghiệp. Nhờ vậy, có
tác dụng tốt đến việc chấp hành của cán bộ nhân viên.
+
Phần lớn các doanh nghiệp đã có chuyển
biến tích cực trong việc chấp hành luật
pháp và chế độ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước TW, địa phương, với các Ban
quản lý lao động.
+
Hội đồng giám sát, đánh giá đã nghiêm túc, tích cực thu thập thông tin, thực
hiện đầy đủ quy trình và cơ chế giám sát, đánh giá, khách quan, công bằng trong
đánh giá doanh nghiệp.
2.1.2
Tồn tại và thách thức:
+ Đối
với số DN chưa tham gia vào quá trình
giám sát, đánh giá thực hiện CoC-VN: phần lớn các DN này thiếu tích cực, chủ
động , quyết tâm và ý thức đầy đủ về xây dựng thương hiệu DN thông qua thực
hiện CoC-VN. Nhiều DN trong số này hoạt động chưa bài bản, còn nhiều thiếu
khuyết trong tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho NLĐ trước xuất cảnh, hoặc
còn vi phạm trong tuyển chọn , nên muốn né tránh, trì hoãn tham gia để tránh bị
xếp hạng thấp. Đây vừa là tồn tại, vừa là thách thức đối với lộ trình mở rộng,
tiến tới tất cả các DN đều được giám
sát, đánh giá và công bố hạng chất lượng dịch vụ theo chuẩn mực của CoC-VN.
+ Đối
với các DN đã được xếp hạng cao: Ngoài việc công bố rộng rãi kết quả xếp hạng,
cũng là cách quảng bá thương hiệu cho
các DN được xếp hạng cao, đến nay chưa có được những cơ chế cụ thể để thực hiện
trên thực tế khuyến khích các DN này, ví như ưu tiên trong xét chọn, giới
thiệu tham gia vào các thị trường mới,
giảm bớt một số thủ tục hành chính ,…
2.2
Kết quả xếp hạng doanh nghiệp năm thứ 3:
- Trong tổng số 66 DN được xếp hạng năm thứ 3
có: 26 DN ( 39%) đạt hạng 5 sao ;
36
DN (55%) đạt 4 sao; và 4 DN ( 6%) đạt 3
sao.
-
Chỉ có 2 DN đạt 5 sao (chiếm 10,5%) trong số 19 DN năm nay mới là năm đầu tham
gia xếp hạng; Có 10 DN đạt 5 sao ( chiếm 37% ) trong số 27 DN qua 2 năm thực
hiện CoC-VN; và có 14 DN đạt 5 sao ( chiếm 7o%) trong số 20 DN qua 3 năm thực
hiện CoC-VN. Những con số này chỉ ra rằng, những DN tích cực tham gia và được
giám sát thực hiện CoC-VN sớm hơn, thì
phần lớn có chất lương hoạt động tốt hơn và đã có sự tiến bộ rõ rệt so với năm
đầu.
Thứ
trưởng Doãn Mậu Diệp trao Giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp đạt hạng 5 sao
IV
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1
Việc triển khai thực hiện CoC-VN và giám sát đánh giá kết quả thực hiện cần thu
hút sự tham gia, phối hợp đồng bộ của Hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan thanh tra kiểm tra về lao động ở cả TW và địa phương, các Ban quản lý lao
động VN ở nước ngoài và các tổ chức xã hội khác.
3.2 Cần lồng ghép triển khai giám sát, đánh giá thực hiện CoC-VN với các
hoạt động bảo vệ lao động di cư, đặc biệt ngay trong các hoạt động của Dự án
“Tam giác.” Làm được như vậy sẽ mang lại lợi ích kép cho tất cả các bên tham
gia.
3.3 Để thực hiện thành công CoC-VN ở mỗi DN,
trước hết DN cần trang bị và nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt
và cho toàn thể cán bộ nhân viên của mình về ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết
phải chủ động thực hiện tốt CoC-VN; Phải phân công lãnh đạo và chuyên viên theo
dõi và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện ở
các bộ phận của DN; Phải rà lại, bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế nội bộ hướng
vào thực hiện CoC-VN; Theo dõi, khen thưởng, động viên, nhắc nhở cán bộ nhân
viên trong việc thực hiện.
3.4
Tăng cường hoạt động kiểm tra của Thường trực Hội đồng, các thành viên hội đồng
để phát hiện mô hình tốt và làm rõ mức độ vi phạm của DN (nếu có). Việc này tiến hành thường
xuyên không đợi đến cuối năm, cuối kỳ đánh giá có tác động tốt đến cải thiện
chất lượng dịch vụ của DN và thuận lợi khi chấm điểm.
3.5
Việc tổ chức gặp gỡ, lấy phiếu điều tra người lao động trước và sau xuất cảnh
để có thông tin nhiều hơn trong đánh giá DN, đồng thời, có điều kiện tư vấn ,
thúc đẩy DN hoàn thiện công tác đào tạo cho NLĐ trước xuất cảnh và quản lý hỗ
trợ tốt hơn NLĐ đang ở nước ngoài.
3.6 Việc thông tin các điển hình tốt từng việc
thực hiện ngay sau khi phát hiện và thẩm định, không chờ đến cuối năm, làm như
vậy đã kịp thời thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp
khác cũng làm tốt hơn.
THAY LỜI KẾT
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng các hoạt
động giám sát, đánh giá thực hiện CoC-VN
năm thứ 3 của VAMAS đã được triển khai đạt kết quả ; đồng thời qua thực tiễn,
cũng rút ra được những kinh nghiêm từ cả thành công và những thiếu khuyết, nhìn
rõ được những thách thức trên lộ trình
phát triển mở rộng tiếp theo./.