BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN CoC-VN NĂM 2024

   
Cập nhật: 07/01/2025 03:32
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN CoC-VN NĂM 2024 Xem lịch sử tin bài

Thực hiện Nghị quyết 06 / NQ- HHXKLĐ, ngày 19/01/2024 của Ban Chấp hành- Ban Kiểm tra Hiệp hội, ngay từ đầu năm Văn phòng Hiệp hội đã thông báo để các doanh nghiệp Hội viên tự nguyện đăng ký thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử (CoC-VN) dành cho các doanh nghiệp dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ( sau đây gọi là doanh nghiệp ).

Nếu như số doanh nghiệp tự nguyện đăng ký và được đánh giá xếp hạng năm 2023 là 80 doanh nghiệp thì năm nay, số lượng doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng ít hơn, chỉ còn 70 doanh nghiệp trong đó có 50 doanh nghiệp phía Bắc và 20 doanh nghiệp phía Nam. 14 doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng năm 2023 xin tạm dừng đánh giá năm nay nhưng cũng có 4 doanh nghiệp tự nguyện được tham gia đánh giá lần đầu. Số doanh nghiệp đề nghị tạm dừng đánh giá vì nhiều lý do khác nhau, như một số doanh nghiệp đã trả lại giấy phép, thay đổi pháp nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, dịch vụ, bộ máy nhân sự có nhiều thay đổi.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp tham gia giám sát và đánh giá lần này, trong thời gian từ 1/1/2024 đến 31/10/2024 đã triển khai các hoạt động và đã đạt được những kết quả sau :

- Đào tạo cho cho các thị trường 24.895 lao động;

-Tổng số lao động đã đưa đi (tính đến 31/10/2024 : 30.046 lao động (trong đó 11.717 lao động nữ), trong đó Nhật Bản 19.825 TTS (8.921 nữ), Đài Loan 7.193 lao động ( 2.375 nữ ), các thị trường khác 3.028 lao động (421 lao động nữ);

-Số lao động đã về nước đúng hạn hợp đồng( tính đến 30/9): 5.872 lao động, trong đó Nhật Bản 3290 thực tập sinh, Đài Loan 2312 lao động, các thị trường khác 219 lao động;

-Số lao động về nước trước hạn hợp đồng 281 lao động, trong đó TTS đi Nhật Bản 94 lao động, Đài Loan 81 lao động, thị trường khác 81 lao động. Lý do chủ yếu thu nhập thực tế thấp không như kỳ vọng (thị trường Nhật Bản), không đáp ứng được công việc, sức khỏe, lập gia đình và các lý do cá nhân khác.

- Các doanh nghiệp tham gia khảo sát, đánh giá không tiếp nhận một vụ khiếu kiện nào của người lao động.

1. Công tác chuẩn bị cho việc khảo sát đánh giá thực hiện CoC-VN

          Đối với các doanh nghiệp mới tham gia đánh giá lần đầu, VAMAS đã tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ quy tắc ững xử, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và ban hành các văn bản quy định về chính sách, quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp phù hợp với các nội dung của Bộ quy tắc ứng xử CoC-VN;

          VAMAS đã có văn bản gửi đến các doanh nghiệp thông báo về kế hoạch khảo sát đánh giá; đề nghị doanh nghiệp gửi báo cáo theo mẫu và bản tự đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc của CoC-VN về VAMAS.

          VAMAS đề nghị doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các tài liệu phục; vụ việc đánh giá, bao gồm: Các quy chế, quy trình vận hành của các doanh nghiệp được ban hành dựa trên các chuẩn mực của CoC-VN; các thông tin, tài liệu lưu trữ liên quan đến quá trình đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài; các loại hợp đồng doanh nghiệp ký kết với NLĐ và đối tác nước ngoài, bản sao hợp đồng lao động giữa NLĐ và chủ sử dụng lao động nước ngoài, các hóa đơn, chứng từ thu phí từ NLĐ.

2. Hoạt động khảo sát, đánh giá tại Doanh nghiệp

          Việc khảo sát, đánh giá được triển khai tập trung trong tháng 7,8,9 /2024 tại các doanh nghiệp phía Bắc và tháng 10/ 2024 tại các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.

Các đoàn công tác của Hội đồng giám sát đánh giá đã đến từng doanh nghiệp để kiểm chứng thông tin, tài liệu và khảo sát việc thực hiện CoC-VN theo các tiêu chí được VAMAS ban hành trong Cơ chế giám sát và tiêu chí đánh giá việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử.  

Các hoạt động chính tại doanh nghiệp bao gồm: (1) Làm việc với lãnh đạo và các bộ phận chủ chốt của doanh nghiệp ; (2) Phỏng vấn NLĐ đang được doanh nghiệp đào tạo, chuẩn bị xuất cảnh; (3) Phỏng vấn NLĐ được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và đã về nước; (4) Phỏng vấn cán bộ nhân viên của doanh nghiệp; (5) Khảo sát cơ sở vật chất phục vụ việc đào tạo, chuẩn bị nguồn cho xuất khẩu lao động.

2.1 Làm việc với lãnh đạo và các bộ phận chủ chốt của doanh nghiệp:

Đoàn khảo sát đã nghe đại diện doanh nghiệp trình bày báo cáo tóm lược về hoạt động xuất khẩu lao động và việc tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử CoC-Vn của doanh nghiệp; Trao đổi và đề nghị doanh nghiệp làm rõ thêm những điểm mà đoàn thấy cần thiết; Thu thập và rà soát các văn bản mà doanh nghiệp đã ban hành để thực hiện các chuẩn mực của CoC-VN trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp; hồ sơ liên quan đến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước, hợp đồng với NLĐ, biên lai thu phí của NLĐ…

Một số kết quả tích cực:

- Hầu hết các doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định của pháp luật và các nguyên tắc của CoC-VN, trong quảng cáo công việc, tuyển chọn, đào tạo, tổ chức cho lao động xuất cảnh, bảo vệ NLĐ ở nước ngoài, ký kết và thực hiện các loại hợp đồng, hỗ trợ NLĐ về nước và tái hòa nhập, giải quyết tranh chấp và xây dựng quan hệ đối tác.

- Các doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy trình và chuẩn mực hoạt động theo Bộ quy tắc ứng xử phiên bản 2018.

- Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư và tạo tiến bộ rõ rệt về đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ký túc xá phục vụ đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và bổ túc nghề cho NLĐ trước xuất cảnh.

- Nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình hợp tác chặt chẽ với hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài, phối hợp với đối tác nước ngoài chuẩn bị sớm nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tồn tại:

Qua khảo sát, Đoàn công tác cũng đề nghị các DOANH NGHIỆP hoàn thiện các nội dung sau:

(1) Vẫn còn số ít doanh nghiệp trong các thông báo tuyển chọn mới nhấn mạnh quyền và lợi ích mà chưa có trong thông báo nội dung về trách nhiệm của NLĐ;

(2) Vãn còn khoảng 20% doanh nghiệp chưa ban hành qui trình chuẩn về cung cấp thông tin của NLĐ trong trường hợp bị bóc lột, lạm dụng;

(3) Khoảng 1/3 số doanh nghiệp chưa nêu rõ trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của NLĐ  đối với nhân viên của doanh nghiệp;

(4) Khoảng một nửa số doanh nghiệp khảo sát thiếu văn bản quy định rõ ràng về chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động khi thời gian đào tạo bị kéo dài so với cam kế ban đầu;

(5) Khoảng một nửa số doanh nghiệp chưa có quy định rõ ràng bằng văn bản về nguyên tắc ký kết hợp đồng cung ứng lao động như quy định tại CoC-VN;

(6) Rất nhiều doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động ký với đối tác tiếp nhận và hợp đồng lao động mà NLĐ ký với chủ sử dụng lao động không có điều khoản về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ được quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 6 của Luật 69/2020/QH14;

 (7) Các doanh nghiệp khá lúng túng trong nghiên cứu ban hành và thực hiện các quy định về giải pháp riêng hỗ trợ đối với lao động nữ về nước, tái hòa nhập;

2.2 Phỏng vấn NLĐ trước xuất cảnh :

Đoàn khảo sát đã phỏng vấn các lao động trước xuất cảnh để đánh giá mức độ hiểu biết của NLĐ, tính minh bạch của doanh nghiệp trong cung cấp thông tin và thực tế thực hiện các khoản thu, mức thu, thời điểm thu từ NLĐ; nội dung của hợp đồng dịch vụ doanh nghiệp ký với NLĐ có các điều khoản về công việc phải làm, điều kiện làm việc, tiền lương và các khoản khấu trừ từ tiền lương; kiến thức của NLĐ về buôn bán người, lao động cưỡng bức, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ, phòng tránh rủi ro; Nội dung, thời lượng giáo dục định hướng và phổ biến kiến thức cần thiết cho NLĐ và phí đào tạo. Tổng số NLĐ trước xuất cảnh được phỏng vấn là 350 người, trong đó có 140  lao động nữ (40%). Kết quả cho thấy:

 (1) Phần lớn lao động cho biết họ đã được thông báo mọi khoản phí cần trang trải để đi làm việc ở nước ngoài và theo quy định của Luật;

(2) Người lao động cho biết họ đã được doanh nghiệp phổ biến các nội dung của Hợp đồng lao đông như đặc điểm công việc, mức lương, thời gian làm việc, phương thức trả lương cùng các khoản khấu trừ từ lương, cách thức chuyển tiền, phòng tránh lao động cưỡng bức và buôn bán người, an toàn và vệ sinh lao động;

(3) Tất cả số lao động được phỏng vẫn cho biết họ sẽ được ký hợp đồng sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi xuất cảnh theo quy dịnh;

(4) Tất cả người lao động được phỏng vấn cho biết họ đã được giảng về các nội dung trong giáo dục định hướng liên quan đến văn hoá, phong tục tập quán, các điều nên làm, các điều cần tránh tại nước đến, cách thức và quy trình hỗ trợ cần thiết trong thời gian làm việc ở nước ngoài, quy trình khiếu nại, tranh chấp và giải quyết tranh chấp…

(5) Người lao động tìm đến ứng tuyển tại các doanh nghiệp thông qua các nền tảng xã hội, trang Web của doanh nghiệp, giới thiệu của cơ quan chức năng địa phương, qua bạn bè và người thân.

Đánh giá chung, có thể khẳng định các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định về  tổ chức giáo dục định hướng, chuẩn bị các kiến thức cần thiết cho NLĐ trước xuất cảnh; tuân thủ các quy định trong việc giảng dạy, tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo cho lao động.

Hạn chế: Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu NLĐ thì hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế sau:

(1) Về nội dung đào tạo: Một số lao động chưa nắm đầy đủ và rõ ràng về các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận như thuế thu nhập, thuế định cư đối với Nhật Bản, các loại khấu trừ khi tham gia BHXH; quy trình khiếu nại của NLĐ khi có tranh chấp trong hợp đồng lao động; vấn đề giới, bình đẳng giới và những điều NLĐ nữ cần phòng ngừa; và nhận diện chính xác về lao động cưỡng bức, buôn bán người, lao động cưỡng bức.

(2) Về phương pháp giảng dạy: Giáo viên vẫn duy trì cách dạy truyền thống – giáo viên đứng lớp thuyết trình và học viên ghi chép. Ít lớp học có cách dạy theo nhóm, hoặc áp dụng các phương pháp dạy tích cực tạo lập một không khí thật sự chủ động để học viên tích cực và chủ động tham gia.

2.3  Phỏng vấn NLĐ đã về nước:

Tại mỗi doanh nghiệp, đoàn khảo sát cũng đã phỏng vấn các lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc và đã trở về theo hình thức gặp mặt trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Nội dung phỏng vấn tập trung vào phí dịch vụ đã trả cho doanh nghiệp, sự phù hợp giữa hợp đồng lao động  ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài và hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp, tiền lương- thu nhập và điều kiện làm việc khi ở nước ngoài, sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong thời gian làm việc ở nước ngoài và khi về nước, dấu hiệu của lao động cưỡng bức như bảo quản giấy tờ tùy thân và vật dụng thiết yếu, quản lý tiền lương và kiểm soát tài khoản trả lương, v.v...

Tổng hợp các thông tin khảo sát cho thấy:

(1) NLĐ được hỏi đều tham gia các khóa đào tạo giáo dục định hướng tại doanh nghiệp và đều được cấp Chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học.

(2) NLĐ  đều cho rằng, trong quá trình đào tạo họ được giảng dạy về các nội dung: (i) Tiền lương, tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương; cách thức chuyển tiền và quản lý tài khoản; (ii) Được hướng dẫn và tự họ bảo quản giấy tùy thân và các đồ dung thiết yếu; (iii) Các điều khoản của hợp đồng sẽ ký kết; (iv) Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và chấm dứt hợp đồng trước hạn mặc dù hợp đồng không ghi rõ các nội dung này; và (v) Các khoản phí cần nộp trước xuất cảnh.

(3)  NLĐ đều cho rằng hợp đồng ký với chủ sử dụng phù hợp với với các điều khoản được doanh nghiệp phái cử ký kết trước khi đi, môt số NLĐ còn cho rằng họ được hưởng thụ quyền lợi tốt hơn. 100% đều đã ký hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp, và Hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động trước ít nhất 5 ngày tính đến ngày xuất cảnh.

(4) Phần đông số lao động về nước được phỏng vấn đều giữ liên hệ với doanh nghiệp, họ đều được doanh nghiệp tư vấn về việc làm nếu có như cầu, họ hài lòng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp phái cử và có tới 60% số lao động được phỏng vấn đã giới thiệu người thân qua công ty để đi làm việc ở nước ngoài.

2.4. Phỏng vấn cán bộ nhân viên của doanh nghiệp

Đoàn khảo sát đã phỏng vấn 140 nhân viên doanh nghiệp trong đó có 70 nhân viên nữ  về các nội dung liên quan đến tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của doanh nghiệp; Tài liệu tập huấn về buôn bán người, lao động cưỡng bức và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của doanh nghiệp; và hiểu biết của nhân viên về các công ước quốc tế về lao động cưỡng bức, các tiêu chí nhận biết về lao động cưỡng bức; công ước về loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

(1) Tất cả các nhân viên được phỏng vấn đều đề cập đến Công ước số 29 là Công ước về lao động cưỡng bức nhưng chỉ khoảng 1/3  biết đến Công ước 105 là Công ước cũng đề cập đến nội dung này;

(2) Nhận diện các dấu hiệu về lao động cưỡng bức khá tốt; nhưng vẫn có tới khoảng một nửa số nhân viên  nhầm lẫn, cho rằng việc “ hạn chế tham gia các tổ chức đoàn thể “ cũng là dấu hiệu của lao động cưỡng bức;

(3) Trong 10 người được phỏng vấn thì vẫn có 1 người không biết đến Công ước CEDAW là Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ;

(4) Tất cả nhân viên được phỏng vấn đều trả lời các doanh nghiệp mà họ làm việc đều có hoạt động tập huấn chuyên môn nghiêp vụ cho nhân viên; cập nhật các chính sách mới về XKLĐ; tài liệu tập huấn được phát cho nhân viên dưới dạng bản cứng hoặc bản mềm.

2.5 Khảo sát cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp

Các đoàn giám sát, đánh giá đã khảo sát thực tế cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, tập trung vào cơ sở đào tạo, ký túc xá dành cho NLĐ tham gia đào tạo trước xuất cảnh. Kết quả cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, nhất là những doanh nghiệp làm thị trường Nhật Bản. Ngoài việc tự đầu tư để có cơ sở khang trang, đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động, nhiều doanh nghiệp còn hợp tác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiêp phục vụ cho công tác chuẩn bị nguồn nhân lực theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.

3. Các hoạt động tiếp theo

               Cùng với kết quả khảo sát các doanh nghiệp, VAMAS tổng hợp những tồn tại phổ biến trong các doanh nghiệp được khảo sát để trao đổi với các doanh nghiệp hội viên, có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận, hướng tới tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực quốc tế về phòng chống buôn bán người, loại trừ lao động cưỡng bức, bình đẳng giới và loại trừ tất cả các hình thức phân biệt đối xử;

               Tìm kiếm các trợ giúp kỹ thuật để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể thiết kế các chính sách, giải pháp đặc thù, thí dụ các giải pháp hỗ trợ lao động nữ tái hòa nhập khi về nước, để doanh nghiệp có thể bảo vệ và hỗ trợ NLĐ tốt hơn.

               Thời gian vừa qua, tổ chức JP-Mirai có nhiều hoạt động phối hợp với Hiệp hội trong xây dựng dự án Sáng kiến tuyển dụng công bằng và có đạo đức trong tuyển dụng và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.

               Đây là một sáng kiến tốt với việc người sử dụng lao động tại Nhật Bản sẽ hỗ trợ ít nhất 50% và có thể lên tới 100% phí dịch vụ mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. JP Mirai mong muốn phối hợp với VAMAS triển khai dự án này tại Việt Nam.

               Xét thấy:

                JP Mirai là một nền tảng tuyển dụng của phía Nhật Bản, có thu phí của người sử dụng lao động Nhật Bản khi tham gia nền tảng này;

               Nếu VAMAS phối hợp với JP Mirai triển khai dự án này thì hoặc là thu phí của doanh nghiệp phái cử Việt Nam để đảm bảo chi phí cho triển khai hoạt động; hoặc là phải sử dụng nguồn lực của VAMAS do các hội viên VAMAS đóng góp để hỗ trợ hoạt động của một số doanh nghiệp thành viên. Cả hai phương án đều còn có những ý kiến khác nhau;

               Cũng căn cứ vào một mô hình đã triển khai là nền tảng tiếp nhận của IM Japan, phía IM Japan hợp tác trực tiếp với Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB); IM Japan chi trả chi phí tuyển chọn, đào tạo và phí dịch vụ cho Trung tâm Lao động ngoài nước.

               Vì vậy, tại thời điểm này, có thể sẽ là tốt hơn nếu JP Mirai hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp phái cử; VAMAS sẽ hỗ trợ JP Mirai làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp thay vì VAMAS là đối tác trực tiếp của JP Mirai.

               VAMAS khuyến nghị các doanh nghiệp hội viên có thể tìm hiểu sáng kiến này, liên hệ với JP Mirai để tìm kiếm cơ hội hợp tác; và điều này có lợi cho nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

4. Kết quả xếp hạng doanh nghiệp

          Ngày 22 tháng 11 năm 2024, Hội đồng giám sát và đánh giá việc thực hiện COC-VN của các doanh nghiệp, sau đây gọi tắt là “Hôi đồng” đã họp đánh giá kết quả thực hiện CoC-VN và kết quả chấm điểm COC-VN của các doanh nghiệp năm 2024. Thành phần Hội đồng gồm Thường trực Hiệp hội, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, đại diện Vụ Bình đẳng giới Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Sau khi Thư ký Hội đồng báo cáo kết quả của các đoàn khảo sát về việc các doanh nghiệp thực hiện các quy định của CoC-VN và nghe ý kiến của các thành, viên Hội đồng nhất trí xếp hạng các doanh nghiệp. Trong số 70 doanh nghiệp xem xét xếp hạng năm nay, có hai doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng 5 sao- tuy nhiên, Cục Quản lý Lao động ngoài nước có thông báo là hai doanh nghiệp này vẫn đang chờ kết quả giải trình với cơ quan OTIT. Khi có kết quả, Hiệp hội sẽ trao giấy chứng nhận 5 sao cho doanh nghiệp nếu không có vướng mắc. Vì vậy, tại Hội nghị hôm nay, có 68 doanh nghiệp được xếp hạng, trong đó

1. Doanh nghiệp đạt hạng 6 sao: 20 doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp đạt hạng 5 sao : 45 doanh nghiệp

3. Doanh nghiệp đạt hạng 4 sao : 03 doanh nghiệp

Có danh sách kèm theo./.

          Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ LĐ-TBXH, sự hỗ trợ quý báu của Cục QLLĐNN và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp.

 

 

BẢNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN CoC-VN

LẦN THỨ 8, NĂM 2024

(  theo Quyết định số  07 /QĐ-HHXKLĐ, ngày 22  tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam – VAMAS )

 

Số TT

Tên Doanh nghiệp

Tên viết tắt

 

20 doanh nghiệp đạt hạng 6 sao

 

01

Công ty TNHH Một thành viên Nhân lực ADC

ADC

02

Công ty CP Dịch vụ Thương mại và Xuất khẩu lao động Trường Sơn

COOPIMEX

03

Công ty CP Đầu tư phát triển Xây dựng Đại Việt

DAIVIET IDC

04

Công ty TNHH ESUHAI

ESUHAI Co.,Ltd

05

Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng

GAET

06

Công ty TNHH MTV đầu tư TM và XD Hải Phong

HAI PHONG

07

Công ty TNHH nguồn Nhân lực I I G

HR IIG

08

Công ty CP TM phát triển kỹ thuật và Nhân lực Quốc tế

Jv NET

09

Công ty CP Hợp tác lao động và Thương mại

LABCO

10

Công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD

 

LOD

11

Công ty CP Nhật Huy Khang International

NHHK Int

12

Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn

SG INTERG

13

Công ty CP Nhân lực Thuận Thảo

THUANTHAO

14

Công ty CP Quốc tế T I C

T I C

15

Công ty TNHH MTV Phát triển nhân lực Tocontap Sài Gòn

TOCONTAP SAIGON

16

Công ty CP Trường gia Group

TRAMINCO Group

17

Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch

TTLC

18

Công ty CP Giáo dục Việt Tín

VIETTIN Edu

19

Công ty CP Xuất nhập khẩu thương mại hợp tác nhân lực quốc tế Việt Nam

VINAINCOMEX.,Jsc

20

Công ty CP Nhân lực Thuỷ sản Việt Nam

VN HUMAN SEA

 

45 doanh nghiệp đạt hạng 5 sao

 

21

Công ty Cổ phần ABS Việt Nam

ABS Vietnam

22

Công ty TNHH Đào tạo nhân lực Á Châu

AHRE Co Ltd

23

Công ty TNHH Phát triển nguồn nhân lực Akuruhi JV

AKURUHI JV

24

Công ty TNHH Nguồn nhân lực Á Châu

AHR

25

Công ty TNHH Nguồn nhân lực Âu Cơ

AUCO LR

26

Công ty TNHH Cung ứng nhân lực và Tư vấn du học Bảo Long

BAOLONG MSC

27

Công ty CP Thương mại Quốc tế Bảo Minh

BAOMINH Jsc

28

Công ty CP Cung ứng nhân lực Quốc tế Việt Nam

C E O S

29

Công ty TNHH phát triển nguồn nhân lực C.E.O

CEO HR CO.,Ltd

30

Công ty TNHH Dũng Giang

DG CO,. Ltd

31

Công ty TNHH ESUHAI EDUCATION

ESUHAI EDU

32

Công ty TNHH Quốc tế Futurelink Star

FUTURELINK Star

33

Công ty CP xây dựng nhân lực Giavi Việt Nam

GVC VINA

34

Công ty CP Phát triển Công nghiệp xây lắp Thương mại Hà Tĩnh

HAINDECO

35

Công ty CP Liên kết Hà Nội

HANOILINK

36

Chi nhánh Công ty CP Traenco- TT phát triển Nhân lực HITECO

HITECO

37

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long

HOÀNG LONG CMS

38

Công ty TNHH Giaos dục và Đào tạo Hoa Hướng Dương

HHD EDU

39

Công ty CP nhân lực quốc tế ICO

I C O

40

Công ty CP nhân lực Quốc tế Hưng Thịnh

HUNGTHINH Hr

41

Công ty CP Thương mại và Phát triển Quốc tế IPM

IPM INT.

42

Công ty Cổ phần Tập đoàn JVS

J V S Group

43

Công ty Cổ phần nhân lực Kiyokawa KMC

KMC

44

Công ty TNHH MTV Đào tạo và Cung ứng nhân lực-Haui

LETCO

45

Công ty TNHH Sen Đại dương

LOTUS OCEAN

46

Công ty Cổ phần Mirai International

MIRAI Int.

47

Công ty TNHH MIDORI Kensetu

MIDORI KENSETU

48

Công ty CP Mother Brain Viet Nam

MOTHER BRAIN

49

Công ty CP nguồn Nhân lực Việt Nam-Thái Bình Dương

MVP

50

Công ty CP Quốc tế Nhân Ái

NHAN AI Corp.

51

Công ty CP phát triển quốc tế Nhật Việt JVJSC

 

JV JSC Jsc

52

Công ty CP Đầu tư phát triển công nghiệp SAINDECO

Saindeco

53

Công ty CP Nguồn nhân lực Sài gòn giá trị SVM

Saigon VMJsc

54

Công ty CP Nhân lực quốc tế SOVILACO

SOVILACO., Jsc

55

Công ty CP Đầu tư và Cung ứng nhân lực quốc tế Tràng An

TAMICO

56

Công ty CP cung ứng và quản lý Nhân lực Thăng Long

THANGLONG Jov

57

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại Thịnh Long

THINHLONG Group

58

Công ty CP Thương mại và hợp tác nhân lực TQC Quốc tế

T Q C

59

Công ty CP Thương mại, đầu tư và phát triển Nguồn nhân lực Tracimexco

TRACIMEXCO-HRI

60

Công ty CP Thương mại quốc tế VIETCOM Today

VIETCOM Today Jsc

61

Công ty Cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt

VILACO.,Jsc

62

Công ty CP nguồn Nhân lực VINAMOTOR

 

VINAMOTOR

63

Công ty CP phát triển Việc làm và Xuất khẩu lao động Virasimex

VIRASIMEX DEV

64

Công ty Cổ phần Quốc tế VJEC

VJEC

65

Công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng

 

VTC Corp.

 

3 Doanh nghiệp đạt hạng 4 sao

 

66

Công ty CP Dịch vụ nhân lực Toàn cầu

GMAS

67

Công ty TNHH Nhân lực MIRAI

 

MIRAI Human

68

Công ty CP đầu tư Thuận An DMC

THUANAN DMC

 

Scroll