I.
KHÁI QUÁT
Ngày 17/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2014/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo. Một số nội
dung cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đưa người lao động(NLĐ)
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Nghị định trên là cơ sở pháp lý
để giải quyết khiếu nại, tố cáo của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh
nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cần nắm vững các quy
định này để thực hiện việc giải quyết khiếu nại cũng như hướng dẫn người lao động
tuân thủ các quy trình cần thiết khi khiếu nại hoặc tố cáo theo đúng trình tự
quy định của pháp luật mà trước hết là vấn đề khiếu nại của lao động VN đang
làm việc tại Đài Loan.
Hiện trạng cho thấy, người lao động khiếu nại gia tăng đột biến tại Đài Loan trong thời gian
gần đây.
Theo thống kê của Ban Quản lý lao
động tại Đài Loan, trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ có 132 đơn khiếu nại của người
lao động gửi tới Ban, bình quân 22 đơn/tháng và 98 trường hợp lao động kiện qua
điện thoại đường dây nóng 1955 do Bộ Lao động Đài Loan chuyển Ban. Tuy nhiên, từ
tháng 8/2015 đến cuối tháng 2/2016, tổng số đơn thư gửi tới Văn phòng và
Ban là 1.500 đơn, số trường hợp lao động phản ánh qua 1955 được Bộ Lao động Đài
Loan chuyển tới cũng gia tăng lên 250 trường hợp.
Về vấn đề người lao động khiếu nại
và thông tin trong đơn khiếu có trên 90% đơn khiếu nại về chi phí, còn lại
là đơn khiếu nại về vấn đề việc làm và về
công tác quản lý lao động của doanh nghiệp. Như vậy, người lao động chỉ tập
trung khiếu nại về chi phí trước khi đi, đây là vấn đề đã được Bộ lao động
Thương Binh Xã hội cũng như Hiệp Hội XKLĐ đặc biệt quan tâm và ráo riết chỉ đạo
trong thời gian qua nhằm từng bước giảm thiểu tôi đa chi phí này. Tuy nhiên các
khiếu nại nêu trên của người lao động phần đa là không có chứng cứ một cách cụ
thể, rõ ràng: có trên 50% số đơn không có thông tin về thời điểm xuất cảnh và nội
dung chung chung giống nhau trong khiếu nại để có thể giúp cơ quan quản lý có
cơ sở giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hiện Cục Quản lý lao động ngoài
nước cũng đang xúc tiến chỉ đạo giải quyết tình trạng đơn thư khiếu nại trên
theo hướng tuân thủ một cách nghiêm túc theo các quy định của pháp luật khiếu nại,
tố cáo hiện hành và bước đầu có tác động tích cực khắc phục tình trạng trên.
II. MỘT
SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI
1. Thời
hiệu khiếu nại và thời hạn khiếu nại
Trong khiếu nại có thuật ngữ về thời
hiệu và thời hạn khiếu nại. Hiểu theo nghĩa thông thường, thời hiệu khiếu nại
là khoảng thời gian mà các quy định quyền khiếu nại về một vụ việc có hiệu lực
áp dụng kể từ khi vụ việc đó phát sinh. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của
Nghị định 119, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày kể từ ngày người khiếu
nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của tổ chức, cá nhân đưa NLĐ
đi làm việc ở NN bị khiếu nại. Trong khoảng thời gian đó, người khiếu nại có
khiếu nại hay không, nếu quá thời gian đó sẽ không còn quyền khiếu nại.
Như vậy, thời hiệu
khiếu nại được hiểu là khoảng thời gian cần thiết đặt ra đối với người khiếu
nại kể từ khi nhận được quyết định, hành vi của tổ chức, cá nhân đưa NLĐ đi làm
việc ở NN mà tự mình quyết định việc có thực hiện quyền khiếu nại hay không.
Nếu quá thời hiệu 180 ngày như NĐ quy định thì người khiếu nại không còn có
quyền khiếu nại nữa. Tuy nhiên quy định này chưa được giải thích rõ trong Nghị
định, vì vậy trong Thông tư hướng dẫn cần được quy định cụ thể hơn. Để khắc
phục hiện trạng khiếu nại đang xẩy ra tại thị trường Đài Loan, các DN cần có
hướng dẫn chu đáo NLĐ trước khi đi trên cơ sở hiểu rõ các quy định trong HĐLĐ
đặc biệt là các mức phi đã thu để NLĐ cam kết hiểu rõ các nội dung này. Như
vậy, thời hiệu khiếu nại về các nội dung trên có thể được hiểu là tính từ thời
điểm xuất cảnh, còn khiếu nại do những phát sinh khác sẽ tính từ thời điểm khi NLĐ
biết được hành vi đó trái với pháp luật quy định,
Về thời hạn khiếu nại tiếp, theo quy
định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 119 thì thời hạn khiếu nại tiếp là 30 ngày kể
từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại
không đồng ý.
2.
Các quyết định, hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng
Quy định tại Chương
IV Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8.2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực lao động BHXH và đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
3.Trình
tự giải quyết đơn thư khiếu nại lần đầu
Doanh nghiệp nhận đơn khiếu nại hoặc
trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết cần nghiên
cứu nội dung đơn và thực hiện các bước công việc sau:
(1)Nhận
đơn; Chuyển đơn bổ sung thông tin
Ngay khi
nhận được đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sàng lọc,
đơn không đủ thông tin thì thực hiện việc chuyển đơn cho người khiếu nại bổ
sung thông tin đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn của người
lao động khiếu nại được biết.
(2) Thụ
lý giải quyết khiếu nại
Người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu khi nhận được đơn khiếu
nại thuộc thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc phải
thụ lý để giải quyết hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại và thông
báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần hai và cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn của người lao động
khiếu nại .
(3)
Quyết định kiểm tra, xác minh và Báo
cáo kết quả kiểm tra xác minh
1. Thực
hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 20 Nghị định 119/2014/NĐ-CP, người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định kiểm tra xác minh
khiếu nại.
2. Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh
quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP.
(4) Tổ
chức đối thoại
Việc tổ
chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan của người giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điểm c Khoản
2 Điều 12 của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP:
1. Khi
giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải tổ chức đối thoại
(để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết
khiếu nại). Thành phần đối thoại gồm: Người khiếu nại hoặc người được ủy quyền,
người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Người
giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại,
người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu
rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại. Người tham gia
đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và
yêu cầu của mình.
4. Việc
đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những
người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia;
trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì ghi rõ lý
do; biên bản được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
(4)
Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
Quá trình đối thoại có thể dẫn tới người
khiếu nại nhận thức rõ vấn đề và xin rút đơn khiếu nại thì người giải quyết
khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người
rút đơn khiếu nạ.
(5)
Quyết định giải quyết khiếu nại
Việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết
khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại.
III. SO SÁNH VÀ PHÂN BIỆT GIỮA KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO ĐƯA
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Dưới đây là bảng phân biệt giữa 2 cụm từ trên, để có thể dễ dàng nhận
định trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo.
Tiêu chí
|
Khiếu nại
|
Tố cáo
|
Khái niệm
|
Là việc người lao động
theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết
định, hành vi của cơ quan, tổ chức đưa người
LĐ đi làm việc ở nước ngoài, cá nhân có thẩm quyền, khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật đưa người LĐ
đi làm việc ở nước ngoài xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
|
Là việc người lao động theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, cơ quan, tổ chức
liên quan tới hoạt động đưa người LĐ đi
làm việc ở nước ngoài
|
Văn bản điều chỉnh
|
-Luật
khiếu nại 2011
-Nghị định 119/2014/NĐ CP
|
-Luật
tố cáo 2011
- Nghị định 119/2014/NĐ CP
|
Mục đích hướng tới
|
Nhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại lợi ích mà NLĐ đi làm
việc ở NN khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm
|
Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành
vi vi phạm
|
Chủ thể thực hiện quyền
|
–
Người lao động
–
Cơ quan, tổ chức.
|
– Người lao động
|
Đối tượng
|
– Quyết định hành chính.
– Hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong DN, tổ chức đưa đưa
người LĐ đi làm việc ở nước ngoài
|
– Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức,
cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức liên quan tới hoạt
động đưa đưa người LĐ đi làm việc ở
nước ngoài
|
Yêu cầu về thông tin
|
Không quy định người LĐ khiếu nại chịu trách nhiệm về việc
khiếu nại sai sự thật
|
Người LĐ tố cáo phải trung thực và chịu trách nhiệm về
việc tố cáo sai sự thật nếu cố tình, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội vu cáo, vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999.
|
Thái độ
xử lý
|
Không
được khuyến khích
|
Được khuyến khích
|
Khen thưởng
|
Không
có quy định
|
Được khen thưởng theo Nghị định 76/2012/NĐ-CP với các
giải:
– Huân chương Dũng cảm.
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
– Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ…
Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng còn được xét tặng
thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV.
|
Kết quả giải quyết
|
Quyết
định giải quyết.
(Nhằm trả lời cho người lao động khiếu nại về những thắc mắc của họ và trả
lời chính thức của cơ quan nhà nước, tổ chức , doanh nghiệp, cá nhân có thẩm
quyền đưa NLĐ đó làm việc ở NN .
Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được gửi đến
người khiếu nại)
|
Xử
lý tố cáo
(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải
quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.
Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có
yêu cầu
|
Thời hiệu thực hiện
|
180 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được
quyết định , hành vi.
(khiếu nại lần đầu).
|
Không quy định thời hiệu
|
Các trường hợp không thụ lý đơn
|
-Quyết định hành vi bị khiếu nại không
liên quan trực tiếp đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;
- Người khiếu nại không đủ năng lực hành
vi dân sự đầy đủ;
- Người đại diện không hợp pháp;
- Đơn
khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nai;
-
Hết thời hiệu khiếu nại mà không có lý do;
- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền
thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày kể từ khi có văn
bản thông báo người LĐ không tiếp tục khiếu nai;
- Khiếu
nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực;
- Khiếu nại đã được tòa án thụ lý hoặc
đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án.
|
– Tố cáo
về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông
tin, tình tiết mới;
– Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người
tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm
pháp luật;
– Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người
vi phạm.
|