HIỆP HỘI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2020
BÁO CÁO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI BỊ TÁC ĐỘNG BỞI DỊCH COVID –19
( tính đến 20/4/2020 )
I. BỐI CẢNH :
Dịch
Covid-19 đang gây hậu quả nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực đời sống trong nước và
trên thế giới. Lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài cũng
không nằm ngoài các tác động trên. Nguy cơ nhiều nhà máy, công xưởng tại nước
tiếp nhận lao động sẽ dừng sản xuất hoặc phá sản và sa thải người lao động,
trong đó có lao động Việt Nam.
Để nắm
tình hình đời sống, việc làm và dự báo các rủi ro đối với người lao động Việt
Nam đang làm việc ở nước ngoài, từ đó đưa ra các biện pháp cho cộng đồng doanh
nghiệp, đồng thời kiến nghị với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước các giải
pháp nhằm chủ động đối phó với tình hình, giảm thiểu các rủi ro cho người lao
động và doanh nghiệp, Hiệp hội đã gửi phiếu khảo sát đến doanh nghiệp đề nghị cung
cấp các thông tin về tình hình lao động,
việc làm của người lao động do doanh nghiệp đang quản lý ở các thị trường tiếp
nhận nước ngoài và dự
báo tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới
II. KẾT QUẢ
1. Số doanh nghiệp trả lời : 82
2. Tổng số lao động của các DN
đang ở nước ngoài : 141.095 người
3. Số thị trường tiếp nhận : 21
4. Số lao động đang làm việc
bình thường : 127.744 người ( 90,53% )
5. Số lao động bị giảm giờ
làm : 8.912 người ( 6.327% )
6. Số lao động hưởng lương
chờ việc : 1.738 ngưởi ( 1,23 % )
7. Số lao động thất nghiệp
chờ về nước : 74 người ( 0,05% )
8. Số lao động hết hạn hợp
đồng được gia hạn visa chờ về nước và được chủ bố trí tiếp việc làm và chỗ ở: 2.018 người ( 1.43%)
9. Số lao động hết hạn hợp
đồng được gia hạn visa chờ về nước và được nghiệp đoàn bố trí chỗ ở : 609 người (
0.44% )
10. Dự kiến số lao động về
nước trước hạn do mất việc làm đến hết tháng 6/2020 : 484 người
(Chi tiếtxem phụ lục tại file Excel đính kèm)
III. NHẬN XÉT :
- Cho đến thời điểm khảo sát,
hậu quả của dịch COVID 19 chưa gây xáo trộn nhiều đến việc làm của lao động
Việt Nam tại các thị trường tiếp nhận, ngoại trừ Slovakia ( chỉ có 37 % người
lao động đang làm việc bình thường, còn lại bị giảm giờ làm, hoặc hưởng lương
chờ việc ). Các thị trường khác, số lao động làm việc bình thường từ 90 đến
100%.
- Số lao động hết hạn hợp đồng tại
thị trường Nhật Bản, Đài Loan và
Hàn Quốc đều
được chính quyền sở tại gia hạn lưu trú để chờ về nước, trong đó phần lớn được
chủ sử dụng bố trí tiếp việc làm và chỗ ở, còn lại được nghiệp đoàn bố trí chỗ
ở miễn phí.
IV. DỰ BÁO :
Dự báo tình hình thị trường thời gian
tới và sau khi hết dịch (đặc
biệt đối với các ngành nghề dự kiến lao động bị mất việc nhiều):
- Nhiều khả năng hoạt động đưa người lao
động sẽ tiếp tục bị tạm thời đóng cửa.
Thời hạn tái mở cửa thị trường có thể sẽ khó phán đoán do ảnh hưởng của dịch
bệnh cũng như chủ trương của chính phủ Việt Nam và các nước.
- Nhiều xí nghiệp tiếp nhận không thể duy trì sản xuất, bị thua lỗ nặng nề dẫn đến giảm
quy mô sản xuất thậm chí phá sản, nhiều lao động đứng trước nguy cơ mất việc
làm và phải về nước giữa chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân người lao
động và cộng đồng doanh nghiệp. Có thể phát sinh nhiều hệ lụy xấu như bỏ trốn
vì không muốn về nước giữa chừng… Gây hoang mang lo lắng cho rất nhiều lao động
và gia đình các lao động khác.
- Ngay cả khi hoạt động đưa người lao động được
mở cửa trở lại thì về quy mô sẽ giảm sút nhiều so với cùng kỳ những năm trước.
Sau khi vượt qua đại dịch thì việc khôi
phục kinh tế, sản xuất không thể bình thường trong thời gian ngắn nên việc
tuyển thêm người lao động mới sẽ là điều khó khăn.
- Ở Việt Nam, các doanh nghiệp XKLĐ sẽ đứng
trước vô vàn thách thức. Việc tuyển nguồn để cung ứng đơn hàng gặp khó khăn,
việc đưa lao động đi Nhật cũng không thể tiến hành. Doanh nghiệp xuất khẩu lao
động lại phải chịu thêm áp lực từ phía người lao động, gia đình lao động than
phiền về việc lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, phải về nước giữa chừng.
- Thu nhập của người lao động giảm sút; kiều
hối chuyển về nước được dự báo sẽ giảm đáng kể so với 2019.
Mức độ ảnh hương đến các ngành nghề :
- Các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo; gia
công cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể như chế tạo linh kiện ô tô; linh kiện
điện tử; gia công cơ khí như đúc, tiện, phay; các ngành sản xuất liên quan đến nhựa, đúc
nhựa…cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều lao động bị cắt giảm giờ làm, nhiều
XN phải cho lao động nghỉ phép có lương, nghỉ dài hạn nhận trợ cấp 60% lương cơ
bản. Dự kiến trong thời gian tới, các ngành công nghiệp sản xuất trên đây sẽ
tiếp tục gặp khó khăn kéo dài.
- Các ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà
hàng… bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Các ngành liên quan đến thực phẩm ảnh hưởng
nhẹ, vẫn duy trì mức độ công việc bình thường và ít giờ làm thêm.
- Nông nghiệp: hiện tại các xí nghiệp liên quan
đến ngành nghề này bị ảnh hưởng nhẹ. Do đây là mặt hàng nông sản thiết yếu nên
nhu cầu tiêu dùng vãn ổn định.
- Xây dựng: Về cơ bản chưa bị ảnh hưởng. Hầu
hết các lao động vẫn đi làm bình thường.
V. KIẾN NGHỊ:
1. Các giải pháp cộng đồng
doanh nghiệp cần triển khai :
- Rà soát toàn bộ số lao động của
doanh nghiệp ở nước ngoài, phân nhóm các ngành nghề có nguy cơ giảm hoặc mất
việc làm, nhóm có nguy cơ cao bị phá sản. từ đó làm việc với các đối tác nước
ngoài có phương án giải quyết cho người lao động, tránh bị động khi người lao
động mất việc làm về nước;
- Các doanh nghiệp
cần có sự
trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình chung, cách khắc phục trong mùa dịch
bệnh, để hỗ trợ công đồng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vực dậy sau dịch
bệnh.
- Chủ động đề xuất các kiến nghị để cơ
quan quản lý nhà nước và Hiệp hội sớm có giải pháp tháo gỡ,
2.Với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước
- Thường xuyên thông tin về các chính
sách và giải pháp để các doanh nghiệp thực hiện;
- Hỗ trợ doanh
nghiệp để đưa lao động tại nước ngoài về nước trong trường hợp bắt buộc; dành kinh
phí từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ rủi ra cho người lao động.
- Việc xuất nhập
cảnh cho người lao động đi các nước tạm dừng và chưa xác định được thời điểm
khôi phục lại. Người lao động đứng trước áp lực phải trả lãi món vay, trong khi
chưa biết bao giờ có thể xuất cảnh để làm việc và có thu nhập, nên tâm lý rất
bức xúc. Đề nghị Cục Quản lý lao động ngoài nước có hình thức tuyên truyền phù
hợp để doanh nghiệp có thêm cơ sở động viên người lao động kiên trì chờ đợi,
tránh tâm lý hoang mang.
- Sớm cho phép
doanh nghiệp triển khai đào tạo tập trung để đảm bảo chất lượng học viên xuất
cảnh sau khi dịch bệnh được khống chế.
- Người lao động
Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các trợ cấp khó khăn như lao động bản địa.
- Các cơ quan đại
diên Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò bảo trợ công dân, giúp đỡ cần thiết
khi người lao động gặp khó khăn.
- Các cơ quan nhà
nước, tạo điều kiện thông thoáng về hồ sơ, thủ tục để doanh nghiệp nhanh chóng
khôi phục lại hoạt động và đề nghị với các cơ quan hữu trách của nước tiếp nhận
lao động có chính sách hỗ trợ việc cấp visa và các giấy tờ khác cho người lao
động tiếp tục xuất nhập cảnh.