Gần 43. 000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2020 26/10/2020 10:50 Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 9 tháng đầu năm 2020 có 42.837 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 16.373 nữ), giảm 59,1% so với 9 tháng đầu năm 2019. Riêng tháng 9 các doanh nghiệp đưa được 3.508 lao động (trong đó 1409 lao động nữ) đi làm việc ở nước ngoài (tăng 9% so với tháng 8). Có xu hướng tăng dần số lao động đưa đi vào các tháng cuối kỳ.

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

   1. Khu vực Đông Bắc Á

   Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 41.453 người, chiếm tỷ trọng 96,77% tổng số đưa đi, giảm 59,1% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

  Lao động đi làm việc tại Đài Loan là 17.964 người, bang 43,6% cùng kỳ năm trước, chiếm 43,33% số lao động đưa đi trong khu vực này và 41,93% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng . Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 1.996 người. Riêng tháng 9 Đài Loan tiếp nhận 2.667 người giảm 8,7 % so với tháng 8.

   Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 22.195  người, giảm 48,6% so với số lao động đưa đi 9 tháng năm 2019, chiếm 53,54% số lao động đưa đi trong khu vực và chiếm 51,8% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng, bình quân mỗi tháng tiếp nhận 2.466 người.

   Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là  985 người, giảm 83,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 109 người.

  Lao động đi làm việc tại Ma Cao là 57 người, Hồng Kong: 93 người,  Trung Quốc: 209 người.

   2. Thị trường khu vực Đông Nam Á

   Có 336 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 0,7% tống số lao động đưa đi, giảm 33,37% so với  số lao động đưa đi trong 9 tháng năm 2019. Trong đó chỉ có 4 thị trường tiếp nhân lao động đó là: Singapor  tiếp nhận 199 lao động, là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất trong khu vực này, chiếm 59, 22% số lao động đưa đi trong khu vực này; Malaysia là 104 người; Phillippine tiếp nhận 32 người; Thái Lan tiếp nhận 01 người.

3. Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 200 lao động, chiếm 0,47% tổng số lao động đưa đi, giảm 81,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2020 chỉ có 3  thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng còn khiêm tốn, đó là Algieria:  150 lao động; Qatar: 01 người;  Ả Rập Xê-Út: 49 người.

4. Thị trường khu vực Châu Âu

Khu vực này có 11 nước tiếp nhận với số lượng 713 người, chiếm 1,66% tổng số lao động đưa đi, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Một số nước tiếp nhận có số lượng đáng kể là Rumania: 274 người, giảm 82,1% so cùng kỳ năm 2019;; CH Síp: 67 người; Ba Lan: 57 người, giảm 62,5% so với cùng kỳ năm 2019;  Slovakia: 56 người giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước và Liên bang Nga: 25 người, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước; Hunggaria: 7 người; Ucraina: 1 người. Đặc biệt năm 2020 đã mở thêm 1 số thị trường mới ở khu vực này gồm: Uzbekistan: 227 người, chiếm 31,8% tổng số lao động đưa đi trong khu vực;

4. Thị trường các khu vực khác

Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 74 người , chiếm 0,17% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Hoa Kỳ: 22 người, Micronesia: 01 người, Seychelles: 21 người; Marshall Island: 21 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 16.373 người, chiếm 38,22% tổng số lao động đưa đi, giảm 54,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Nếu trong năm 2020 có 26 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 02  thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Có 06 thị trường tiếp nhận trên 100 lao động, gồm Hàn Quốc (985 lđ), Rumania (274 lđ), Uzbekistan (227 lđ), Trung Quốc (209 lđ), Singgapor 199 lđ, Malaysia (104 lđ).

Tóm lại trong năm 2020 do tác động của dịch Covid-19, số lao đông đưa đi giảm đáng kể so với năm 2019, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á trong đó có quy mô lao động đưa đi lớn hơn cả là Nhật Bản và Đài Loan. Riêng hai thị trường này có quy mô cung ứng lao động và TTS chiếm 96% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước và chiếm 96,88% cung ứng lao động khu vực Đông Bắc Á.

 Thị trường khu vực Trung Đông có xu hướng giảm mạnh so với năm 2019. Thị trường các nước Đông Nam Á giảm mạnh so với trước, riêng thị trường Malaysia có sự giảm đáng kể.