Việc sửa đổi yêu cầu năng lực tiếng Nhật đối với thực tập sinh kỹ năng năm thứ hai ngành hộ lý
Cập nhật: 16/09/2019 02:58
Cho đến nay, yêu cầu đối với thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý là khi nhập cảnh phải có năng lực tiếng Nhật tương đương N4, từ năm thứ hai phải có năng lực tiếng Nhật tương đương N3.
Kể từ nay, có sửa đổi về yêu cầu năng lực tiếng Nhật từ năm thứ
hai. Trường hợp tới năm thứ hai mà thực tập sinh chưa đạt năng lực tiếng Nhật
tương đương N3 nhưng thực tập sinh vẫn tiếp tục học tiếng Nhật thì vẫn có thể
tiếp tục chương trình thực tập kỹ năng. Tuy nhiên, điều kiện phải có năng lực
tiếng Nhật tương đương N4 khi nhập cảnh không thay đổi.
Bên
cạnh đó, trường hợp muốn chuyển lên thực tập kỹ năng số 3 (năm thứ tư và thứ
năm) thì cần phải có năng lực tiếng Nhật tương đương N3.
Mặc
dù yêu cầu về năng lực tiếng Nhật đã được sửa đổi, nhưng để có một chương trình
thực tập kỹ năng có ý nghĩa cho bản thân mình thì đối với mỗi bạn thực tập sinh
việc học tập tiếng Nhật là không thể thiếu được nếu xét từ cả hai phương diện:
công việc và cuộc sống sinh hoạt. Mong rằng các bạn sẽ không ngừng học tập
tiếng Nhật, kể cả trước và sau khi nhập cảnh Nhật Bản.
• Khái quát về việc sửa đổi yêu cầu năng lực tiếng Nhật
1. Cho đến nay:
(1) Thực tập kỹ năng số 1 (năm thứ nhất): Những người thi đỗ kỳ thi năng
lực tiếng Nhật N4 hoặc được công nhận có năng lực tiếng Nhật tương
đương N4 trở lên.
(2) Thực tập kỹ năng số 2 (năm thứ hai và thứ ba): Những người thi đỗ kỳ
thi năng lực tiếng Nhật N3 hoặc được công nhận có năng lực tiếng
Nhật tương đương N3 trở lên.
2. Từ nay trở đi:
(1) Thực tập kỹ năng số 1 (năm thứ nhất): Những người thi đỗ kỳ thi năng
lực tiếng Nhật N4 hoặc được công nhận có năng lực tiếng Nhật tương
đương N4 trở lên (không thay đổi).
(2) Thực tập kỹ năng số 2 (năm thứ hai và thứ ba): Những người thi đỗ kỳ
thi năng lực tiếng Nhật N3 hoặc được công nhận có năng lực tiếng
Nhật tương đương N3 trở lên.
Tuy nhiên, liên quan tới thực tập kỹ năng số 2, trong trường hợp thực tập sinh
thỏa mãn các điều kiện dưới đây thì trước mắt sẽ được coi là đáp ứng các yêu
cầu nêu tại điều 2.(2)
a. Bộc lộ rõ ý định sẽ tiếp tục học tập tiếng Nhật để có thể tiếp thu một
cách thích hợp tri thức và kỹ thuật (dưới đây gọi là “các kỹ năng”) ngành hộ
lý.
b. Học tiếng Nhật cần thiết cho việc tiếp thu một cách thích hợp các kỹ
năng ngành hộ lý tại cơ sở đào tạo của tổ chức thực hiện thực tập kỹ năng.
※ Trường
hợp này, cần thực hiện thủ tục là xuất trình kế hoạch học tiếng Nhật.