CÓ TRÊN 65.000 LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

   
Cập nhật: 08/08/2016 10:12
CÓ TRÊN 65.000 LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 Xem lịch sử tin bài

Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 7 tháng đầu năm 2016 có 65.766 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giảm 4,02% so với 7 tháng đầu năm 2015. Riêng trong tháng 7, các doanh nghiệp đã cung ứng được 11.645 lao động, tăng 13,35% so với tháng 06 liền kề.

Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy:

1. Khu vực Đông Bắc Á

Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 59.860 người, chiếm tỷ trọng 91,02%  tổng số đưa đi, giảm 1,41% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Lao động đi làm việc tại Đài Loan: 35.332 người, giảm 16,71% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô lao đông đi làm việc tại Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác với tỷ trọng là 59,02% số lao động đưa đi trong khu vực này và  53,72% so với tổng số lao động đưa đi trong 7 tháng đầu năm 2016.

Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.047 người. Riêng tháng 07 Đài Loan tiếp nhận 6.040 người giảm 0,31% so với tháng 06 liền kề.

Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 19.195 người, tăng 27,35% so với  số lượng cung ứng  cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 2.742 người.Trong tháng 07 con số này là 3.533 người.

Lao động đi  làm việc tại Hàn Quốc: 5.145 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 735 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng gần gấp 2 lần  so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 7 con số này là 1.105 người.

 Lao động đi làm việc tại Macao: 172 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 24 người, giảm 35,09%  so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 07, Macao tiếp nhận 11 người.

 2. Khu vực Đông nam Á

Có 1.723 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 2,62% tống số lao động đưa đi, giảm 53,91% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 1.703 người, chiếm 98,84% số lao động đưa đi trong khu vực này và giảm 54,21% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 243 lao động.

3. Khu vực Trung Đông và Châu Phi

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 3.223 lao động, chiếm 4,93% tổng số lao động đưa đi, tăng 11,71% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước.Trong 7 tháng đầu năm  các doanh nghiệp  cung ứng lao động cho 5 thị trường, đó là: UAE với 507 người, tăng 3,31 lần ; Ả Rập Xê-Út: 2.018 người, giảm 10,74 % so với cùng kỳ năm trước; Quatar: 580 người, tăng 61,11%; Cô oét:37 người và Isarel: 81 người.

Số lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là 771 người , chiếm 1,17% tổng số lao động đưa đi, giảm 34,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ có 3 thị trường  tiếp nhận lao động, đó là: Algieri: 741 người , giảm 32,45%, Mozambic: 28 người và Togo: 2 người.

 4. Các khu vực khác

Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 189 người, chiếm 0,26% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Thổ nhĩ kỳ: tiếp nhận 135 người, CH Sip: 11 người Belarusia: 14 người và Italia: 18 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 23.946 người, chiếm 36,41% tổng số lao động đưa đi, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu trong 7 tháng đầu năm có 24 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 5 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và  Ả Rập Xê Út, trong đó quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam tại 2 thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm 91,09% tổng số lao động đưa đi khu vực Đông Bắc Á và chiếm 82,91% tổng số lao động đưa đi các thị trường.

Tóm lại trong 7 tháng đầu năm 2016, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á và chủ yếu tăng mạnh ở hai thị trường Đài Loan và Nhật bản , trong đó thị trường Nhật bản có tốc độ gia tăng cao hơn. Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN đồng thời thị trường các nước khu vực Trung Đông cũng có xu hướng tăng dần quy mô tiếp nhận lao động . 

 

Scroll