GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

   
Cập nhật: 12/04/2016 11:15
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Xem lịch sử tin bài

I. KHÁI QUÁT

Ngày 17/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo. Một số nội dung cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đưa người lao động(NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Nghị định trên là cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại, tố cáo của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cần nắm vững các quy định này để thực hiện việc giải quyết khiếu nại cũng như hướng dẫn người lao động tuân thủ các quy trình cần thiết khi khiếu nại hoặc tố cáo theo đúng trình tự quy định của pháp luật mà trước hết là vấn đề khiếu nại của lao động VN đang làm việc tại Đài Loan.

            Hiện trạng cho thấy, người lao động khiếu nại gia tăng đột biến tại Đài Loan trong thời gian gần đây.

Theo thống kê của Ban Quản lý lao động tại Đài Loan, trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ có 132 đơn khiếu nại của người lao động gửi tới Ban, bình quân 22 đơn/tháng và 98 trường hợp lao động kiện qua điện thoại đường dây nóng 1955 do Bộ Lao động Đài Loan chuyển Ban. Tuy nhiên, từ tháng 8/2015 đến cuối tháng 2/2016, tổng số đơn thư gửi tới Văn phòng và Ban là 1.500 đơn, số trường hợp lao động phản ánh qua 1955 được Bộ Lao động Đài Loan chuyển tới cũng gia tăng lên 250 trường hợp.

Về vấn đề người lao động khiếu nại và thông tin trong đơn khiếu có trên 90% đơn khiếu nại về chi phí, còn lại là  đơn khiếu nại về vấn đề việc làm và về công tác quản lý lao động của doanh nghiệp. Như vậy, người lao động chỉ tập trung khiếu nại về chi phí trước khi đi, đây là vấn đề đã được Bộ lao động Thương Binh Xã hội cũng như Hiệp Hội XKLĐ đặc biệt quan tâm và ráo riết chỉ đạo trong thời gian qua nhằm từng bước giảm thiểu tôi đa chi phí này. Tuy nhiên các khiếu nại nêu trên của người lao động phần đa là không có chứng cứ một cách cụ thể, rõ ràng: có trên 50% số đơn không có thông tin về thời điểm xuất cảnh và nội dung chung chung giống nhau trong khiếu nại để có thể giúp cơ quan quản lý có cơ sở giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang xúc tiến chỉ đạo giải quyết tình trạng đơn thư khiếu nại trên theo hướng tuân thủ một cách nghiêm túc theo các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo hiện hành và bước đầu có tác động tích cực khắc phục tình trạng trên.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI

            1. Thời hiệu khiếu nại và thời hạn khiếu nại

            Trong khiếu nại có thuật ngữ về thời hiệu và thời hạn khiếu nại. Hiểu theo nghĩa thông thường, thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian mà các quy định quyền khiếu nại về một vụ việc có hiệu lực áp dụng kể từ khi vụ việc đó phát sinh. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 119, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của tổ chức, cá nhân đưa NLĐ đi làm việc ở NN bị khiếu nại. Trong khoảng thời gian đó, người khiếu nại có khiếu nại hay không, nếu quá thời gian đó sẽ không còn quyền khiếu nại.

            Như vậy, thời hiệu khiếu nại được hiểu là khoảng thời gian cần thiết đặt ra đối với người khiếu nại kể từ khi nhận được quyết định, hành vi của tổ chức, cá nhân đưa NLĐ đi làm việc ở NN mà tự mình quyết định việc có thực hiện quyền khiếu nại hay không. Nếu quá thời hiệu 180 ngày như NĐ quy định thì người khiếu nại không còn có quyền khiếu nại nữa. Tuy nhiên quy định này chưa được giải thích rõ trong Nghị định, vì vậy trong Thông tư hướng dẫn cần được quy định cụ thể hơn. Để khắc phục hiện trạng khiếu nại đang xẩy ra tại thị trường Đài Loan, các DN cần có hướng dẫn chu đáo NLĐ trước khi đi trên cơ sở hiểu rõ các quy định trong HĐLĐ đặc biệt là các mức phi đã thu để NLĐ cam kết hiểu rõ các nội dung này. Như vậy, thời hiệu khiếu nại về các nội dung trên có thể được hiểu là tính từ thời điểm xuất cảnh, còn khiếu nại do những phát sinh khác sẽ tính từ thời điểm khi NLĐ biết được hành vi đó trái với pháp luật quy định,

            Về thời hạn khiếu nại tiếp, theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 119 thì thời hạn khiếu nại tiếp là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý. 

            2. Các quyết định, hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

            Quy định tại Chương IV Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8.2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động BHXH và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

            3.Trình tự giải quyết đơn thư khiếu nại lần đầu

            Doanh nghiệp nhận đơn khiếu nại hoặc trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết cần nghiên cứu nội dung đơn và thực hiện các bước công việc sau:

          (1)Nhận đơn; Chuyển đơn bổ sung thông tin

            Ngay khi nhận được đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sàng lọc, đơn không đủ thông tin thì thực hiện việc chuyển đơn cho người khiếu nại bổ sung thông tin đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn của người lao động khiếu nại được biết.

            (2) Thụ lý giải quyết khiếu nại

             Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc phải thụ lý để giải quyết hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai  và cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn của người lao động khiếu nại .

(3) Quyết định kiểm tra, xác minh và Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh

            1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 20 Nghị định 119/2014/NĐ-CP, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định kiểm tra xác minh khiếu nại.

2. Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra xác minh quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 119/2014/NĐ-CP.

            (4) Tổ chức đối thoại

            Việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của người giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12  của Nghị định số 119/2014/NĐ- CP:

            1. Khi giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải tổ chức đối thoại (để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại). Thành phần đối thoại gồm: Người khiếu nại hoặc người được ủy quyền, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.

            2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.

            3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại. Người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

            4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì ghi rõ lý do; biên bản được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.

(4) Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại

Quá trình đối thoại có thể dẫn tới người khiếu nại nhận thức rõ vấn đề và xin rút đơn khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút đơn khiếu nạ.

            (5) Quyết định giải quyết khiếu nại

             Việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại.

            III. SO SÁNH VÀ PHÂN BIỆT GIỮA KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

                       Dưới đây là bảng phân biệt giữa 2 cụm từ trên, để có thể dễ dàng nhận định trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo.

 

 

 

 

 

Scroll