BẢO TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠI ÚC(Phần 1)

   
Cập nhật: 31/10/2013 10:26
Xem lịch sử tin bài

Thị trường lao động Úc hấp dẫn đối với lao động Việt Nam bởi mức thu nhập khá, quan hệ lao động tốt. Do vậy, thị trường này đã được nhiều doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam quan tâm khai thác. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một số ít doanh nghiệp đưa được một số lượng nhỏ lao động sang làm việc, do thị trường có yêu cầu cao về trình độ nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ mà việc đầu tư đào tạo của cả doanh nghiệp và người lao động thời gian qua còn hạn chế

Lời giới thiệu

 

Thị trường lao động Úc hấp dẫn đối với lao động Việt Nam bởi mức thu nhập khá, quan hệ lao động tốt. Do vậy, thị trường này đã được nhiều doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam quan tâm khai thác. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một số ít doanh nghiệp đưa được một số lượng nhỏ lao động sang làm việc, do thị trường có yêu cầu cao về trình độ nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ mà việc đầu tư đào tạo của cả doanh nghiệp và người lao động thời gian qua còn hạn chế.

 

Để cung cấp thông tin về các điều kiện của thị trường đối với việc tiếp nhận lao động nước ngoài, Hiệp hội đã sưu tầm và biên dịch các quy định của Chính phủ Úc về việc bảo trợ người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước này và quy trình hồ sơ, thủ tục đáp ứng các điều kiện của thị trường để giới thiệu với các doanh nghiệp hội viên nhằm chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lao động phù hợp.

 

Hiệp hội mong muốn các doanh nghiệp hội viên nghiên cứu kỹ tài liệu này và có các bước đi phù hợp để tăng dần thị phần lao động Việt Nam tại thị trường lao động Úc.

BẢO TRỢ NGƯỜI  LAO ĐỘNG VÀO LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠI ÚC 

NỘI DUNG

Phần 1:

Khái quát về các loại VISA lao động

Các loại visa cư trú tạm thời và visa thường trú  khác

Giải thích thuật ngữ

Phần 2. Các thông tin cho chủ sử dụng lao động

A.       Việc bảo trợ của các doanh nghiệp Úc hoặc doanh nghiệp nước ngoài.

Các cam kết bảo trợ.

B.       Thoả thuận lao động dành cho visa cư trú tạm thời.

C.      Thoả thuận đầu tư các kỹ năng hỗ trợ vào Úc.

D.       Nhà cung cấp dịch vụ

Phần 3. Thông tin dành cho người lao động

  • Người lao động nộp hồ sơ để xin visa làm việc có thời hạn
  • Yêu cầu về sức khoẻ, đạo đức và nhân thân.

Phần 4.

Chuẩn bị hồ sơ xin visa

Lệ phí xin visa

Phần 5. Quá trình xét hồ sơ xin visa

Phần 6. Thông tin cần biết  sau khi nhập cảnh vào Úc

Phần 7. Những ngành nghề được phép nhận lao động nước ngoài.

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC LOẠI VISA LAO ĐỘNG

Cuốn cẩm nang này dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc có thời hạn ở Úc với thời hạn từ 3 tháng đến 4 năm dưới dạng visa 457. Các doanh nghiệp cũng có thể bảo trợ cho người đi kèm với người lao động vào Úc.

Visa 457 được cấp theo các chương trình sau:

A.       Sự bảo trợ của các doanh nghiệp Úc hoặc doanh nghiệp nước ngoài.

B.       Thoả thuận lao động.

C.      Thoả thuận đầu tư các kỹ năng hỗ trợ vào Úc.

D.      Nhà cung cấp dịch vụ.

A.       Sự bảo trợ của các doanh nghiệp Úc hoặc doanh nghiệp nước ngoài

Các doanh nghiệp Úc hoặc các doanh nghiệp nước ngoài không thể tuyển lao động từ thị trường lao động Úc có thể bảo trợ cho lao động nước ngoài vào làm những công việc đó tại Úc trong thời hạn có thể kéo dài đến 4 năm. Để tuyển lao động theo chương trình này, yêu cầu các công việc phải là công việc chính thức và lao động phải đáp ứng được những kỹ năng tối thiểu và mức lương trả cho lao động phải đáp ứng yêu cầu về mức lương tối thiểu. Có 3 bước trong thủ tục xin visa vào làm việc tại Úc: thủ tục xin giấy phép bảo trợ, thủ tục ứng tuyển lao động vào vị trí đuợc bảo trợ và thủ tục xin visa.

Thông tin cụ thể xem ở Phần 2.

B.       Thỏa thuận lao động

Thỏa thuận lao động là sự thoả thuận chính thức giữa Chính phủ Úc (đại diện là Bộ Di trú & Quốc tịch Úc và Bộ Việc làm & Quan hệ lao động) với một chủ sử dụng lao động hoặc một hiệp hội công nghiệp. Thỏa thuận lao động là một phương tiện linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của chủ sử dụng lao động khi có nhu cầu hiển nhiên và lợi ích rõ ràng cho nước Úc từ việc tuyển lao động nước ngoài vào làm việc. Thông tin chi tiết xem tiếp Mục B Phần 2.

C.      Thoả thuận đầu tư kỹ năng hỗ trợ Úc

Thoả thuận đầu tư kỹ năng hỗ trợ mang lại cơ hội nhập cư cho các nhân sự quản lý hoặc điều hành quan trọng của các tổ chức đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Du lịch và Nguồn Nhân lực xác định là các công ty có sự đầu tư chiến lược và quan trọng vào Úc. Thông tin chi tiết xem Mục C phần 2.

D.      Nhà cung cấp dịch vụ

Loại visa này dành cho đại diện của nhà cung ứng nước ngoài, đang đàm phán, hoặc đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Úc. Visa loại này có thể được cấp lần đầu là 6 tháng và có thể kéo dài tối đa là 12 tháng. Thông tin chi tiết xem Mục D Phần  2

Các loại visa tạm thời và visa thường trú khác

Cuốn cẩm nang này không đề cập tất cả những loại visa ngắn hạn và dài hạn của Úc có thể đáp ứng cho những nhu cầu của chủ sử dụng lao động Úc. Cuốn cẩm nang này không đề cập tới các loại visa làm việc/ thương nhân như:

1. Visa công tác ngắn ngày;

2. Visa độc lập xin tại nước Úc nối tiếp 1 visa đã hết hạn;

3. Chương trình ứng tuyển vào vị trí các nhà tuyển dụng;

4. Chương trình visa thường trú nhân theo Thỏa thuận lao động;

5. Chương trình nhập cư  theo sự bảo trợ của địa phương;

6. Chương trình nhập cư dành cho thương nhân.

Tham khảo thêm thông tin trên website: www.immi.gov.au.

Giải thích một số thuật ngữ:

Khi nộp hồ sơ xin visa lao động cư trú tạm thời 457, đương đơn cần hiểu một số thuật ngữ sau:

Đương đơn: chỉ người nộp hồ sơ xin giấy phép bảo trợ, xin ứng tuyển vào vị trí đuợc bảo trợ hoặc xin visa.

Các cơ quan đại diện của Úc: Đại sứ quán, Cao ủy, Tổng lãnh sự, Lãnh sự hoặc Uỷ ban thương mại của Úc ở nước ngoài.

Trung tâm tiếp nhận & xét duyệt hồ sơ: Những văn phòng có thẩm quyền ở mỗi bang hoặc vùng lãnh thổ thay mặt Bộ di trú & quốc tịch Úc xét duyệt visa thương nhân và visa có tay nghề. Văn phòng có nhiệm vụ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả.

Bản sao công chứng: là tài liệu gốc được thẩm phán, Thẩm phán dân sự, Hội đồng Tuyên ngôn, Hội đồng Tuyên thệ, cán bộ chức trách mà trước họ một bản tuyên thệ được làm theo luật pháp của bang đó, cố vấn luật pháp, những người hành nghề y tế có giấy phép, giám đốc ngân hàng, giám đốc bưu điện, hoặc cán bộ Bưu chính Úc có 5 năm thâm niên công tác ký và ghi ngày như một bản sao y bản chính. Nếu đương đơn là người nước ngoài thì bản sao công chứng được chấp nhận.

Văn phòng của Bộ: Văn phòng của Bộ di trú và Quốc tịch.

Đương đơn xin được bổ nhiệm vào vị trí bảo trợ: Là người xin ứng tuyển vào vị trí đã được duyệt bảo trợ.

Doanh nghiệp nước ngoài: Là doanh nghiệp không hoạt động ở Úc.

Đương đơn chính: Đương đơn chính là người lao động nước ngoài được bảo trợ đến làm việc có thời hạn tại Úc, người nộp hồ sơ xin visa cư trú tạm thời.

Đương đơn  phụ thuộc: Đây là thành viên trong gia đình, đối tác phụ thuộc hoặc con cái vẫn còn phụ thuộc của đương đơn chính hoặc của một người đang mang visa làm việc cư trú tạm thời nộp hồ sơ xin visa cho người này để đoàn tụ với mình với tư cách là đương đơn phụ thuộc.

Những chữ viết tắt được Bộ di trú sử dụng.

DEST: Bộ Giáo dục, khoa học và đào tạo

DEWR: Bộ việc làm  và quan hệ lao động

DITR: Bộ công nghiệp du lịch và tài nguyên

ENS: Chương trình ứng tuyển vào vị trí của nhà tuyển dụng

OBS: Doanh nghiệp bảo trợ nước ngoài

PAYG: Thuế trả khi nhận lợi tức

RQBS: Doanh nghiệp bảo trợ được cấp phép trước 1/7/2003

RHQ: Thoả thuận với Ủy ban hành chính địa phương

RSMS: Chương trình bảo trợ nhập cư của chính quyền địa phương

SBS: Người bảo trợ được cấp phép.

Đương đơn phụ thuộc

Đương đơn chính có thể nộp trong hồ sơ của mình những người sau đi kèm và ở lại cùng đương đơn tại Úc:

Vợ hoặc chồng.

Là người sống như vợ hoặc chồng với đương đơn chính có thể đã có đám cưới chính thức theo pháp luật hoặc không tổ chức đám cưới nhưng đã được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng.

Đối tác phụ thuộc:

Thường là cùng giới tính và có mối quan hệ ràng buộc với đương đơn chính. Họ phải là những người có mối quan hệ phụ thuộc ràng buộc lẫn nhau. Điều kiện là từ 18 tuổi trở lên, không có quan hệ huyết thống, không được nhận làm con nuôi và có cam kết sẽ sống cùng nhau như vợ chồng. Mối quan hệ này phải thật sự và kéo dài.

Con cái dưới 18 tuổi còn phụ thuộc của vợ/chồng hoặc của người có quan hệ phụ thuộc ràng buộc 

Đó có thể là con đẻ, con nuôi hoặc con riêng cuả vợ hoặc chồng của những đối tượng được đề cập ở trên.

Con cái còn phụ thuộc trên 18 tuổi và những mối quan hệ khác:

Con cái còn phụ thuộc trên 18 tuổi và những người họ hàng khác của đương đơn chính và của những đối tượng đề cập ở trên có thể được xem xét trong hồ sơ nếu:

+ Họ chưa từng kết hôn, là goá bụa, đã li thân, li dị;

+ Họ sống cùng với đương đơn chính;

+ Họ phụ thuộc về tài chính và các nhu cầu thiết yếu vào đương đơn chính.;

+ Đương đơn chính đã hỗ trợ họ trong quãng thời gian liên tục; và

+ Họ chỉ sống dựa vào đương đơn chính, không có người nào và nguồn nào khác.

Các yêu cầu về giám hộ

Nếu trong hồ sơ xin visa có bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi mà không được cả bố và mẹ đẻ cho đi kèm thì đương đơn cần làm những tài liệu chỉ ra rằng đương đơn có quyền hợp pháp đưa đứa trẻ ra khỏi đất nước. Đương đơn cần cung cấp:

* Bản sao có xác nhận của toà án cho đương đơn có quyền mang đứa trẻ đi hoặc quyết định nơi đứa trẻ có thể sinh sống.

* Những công bố pháp lý chấp thuận việc tách đứa trẻ từ một người lớn, người có quyền pháp lý quyết định nơi sinh sống của đứa trẻ.

Quyền học tập và làm việc

Đương đơn phụ thuộc có visa 457 có thể học tập và làm việc trong suốt thời gian ở tại Úc. Tuy nhiên, họ có thể sẽ phải chịu toàn bộ chi phí học tập này. Đối với các trường công cấp I, cấp II, có thể liên hệ với lãnh đạo của các trường có liên quan để biết thêm thông tin về chi phí học tập; với các trường tư thì liên hệ trực tiếp với các trường này để yêu cầu thêm thông tin. Các địa chỉ liên lạc cụ thể có sẵn trên Website: www.dest.gov.au của Bộ giáo dục, khoa học, đào tạo.

Những người có visa 457 khi học tập tại các bậc học PTTH, cao đẳng hay đại học cũng phải chịu mức phí học giống như các học sinh, sinh viên nước ngoài khác. Thông tin cụ thể hơn tìm trên website: www.dest.gov.au  của Bộ giáo dục, khoa học và đào tạo.

PHẦN 2: THÔNG TIN CHO CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Visa sẽ được cấp dưới các chương trình sau:

A: Bảo trợ của các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Úc;

B: Thoả thuận lao động;

C: Thoả thuận đầu tư kỹ năng hỗ trợ vào Úc;

D: Nhà cung cấp dịch vụ.

A. Việc bảo trợ bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp Úc

Các bước làm thủ tục bảo trợ cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Úc có thời hạn tối đa là tới 4 năm:

Bước 1: Chủ sử dụng nộp hồ sơ xin giấy phép làm doanh nghiệp bảo trợ;

Bước 2: Chủ sử dụng bổ nhiệm người lao động vào vị trí được phép bảo trợ;

Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ xin visa cư trú tạm thời (subclass 457).

Hồ sơ xin visa có thể được nộp đồng thời cùng lúc khi chủ sử dụng lao động nộp đơn xin duyệt làm doanh nghiệp bảo trợ và bổ nhiệm người lao động vào vị trí được phép bảo trợ hoặc có thể nộp riêng rẽ. Nếu các tài liệu được trình cùng một lúc và nếu giấy tờ xin được bảo trợ và bổ nhiệm lao động bị từ chối thì visa cũng có thể bị từ chối cùng lúc. Nếu đương đơn xin visa đang ở tại Úc mà hồ sơ xin visa bị từ chối thì họ có thể bị cấm không được gia hạn visa ở lại Úc. Để tránh điều này, việc xin rút hồ sơ có thể được yêu cầu trên mẫu đơn xin visa.

Chú ý: Visa chỉ có thể được chấp nhận khi việc bảo trợ và bổ nhiệm đã có hiệu lực. Nếu hồ sơ xin visa trình gần sát với ngày giấy phép bảo trợ và bổ nhiệm hết hạn thì việc xin mới giấy phép bảo trợ và bổ nhiệm cần phải nộp hồ sơ trước khi xét visa.

Cam kết bảo trợ

Một doanh nghiệp xin cấp giấy phép bảo trợ lao động nước ngoài phải cam kết đáp ứng được việc thực hiện trách nhiệm bảo trợ thực sự liên quan đến lao động người nước ngoài của mình. Văn phòng xét duyệt hồ sơ xin giấy phép bảo trợ phải được chứng minh rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng được việc thực hiện bảo trợ có liên quan đến tất cả những người mà họ bảo trợ bao gồm cả những đương đơn phụ thuộc.

Người bảo trợ

Cam kết

Phải tuân theo luật nhập cư

·         Tuân thủ mọi trách nhiệm theo luật nhập cư của Úc;

·         Không được tuyển người trá hình lao động để nhập cư rồi vi phạm luật nhập cư của Úc;

·         Phải bảo đảm rằng người lao động  được trả mức lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu được công bố trong Công báo đang có hiệu lực tại thời điểm đó (nếu có).

Phải tuân theo pháp luật quan hệ lao động

·         Tuân theo tất cả các luật liên quan đến luật quan hệ lao động áp dụng cho đương đơn xin cấp giấy phép bảo trợ và bất kỳ hợp đồng tuyển dụng nào mà đương đơn ký với người lao động được bảo trợ;

·         Đảm bảo rằng người lao động được bảo trợ phải có bằng cấp, giấy đăng ký, thẻ hội viên bắt buộc phải có để thực hiện công việc;

·         Đảm bảo đóng góp đủ vào quỹ lương hưu bắt buộc cho người lao động khi làm việc cho chủ bảo trợ;

·   Đảm bảo phải khấu trừ khoản tiền nộp thuế và phải nộp thuế khi người lao động được bảo trợ làm việc cho đương đơn.

Hợp tác với Bộ di trú & quốc tịch

·         Khai báo ngay với Bộ di trú & quốc tịch trong vòng 5 ngày kể từ ngày người lao động được bảo trợ ngừng làm việc cho đương đơn;

·         Khai báo với Bộ di trú & quốc tịch:

+ Bất kỳ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến khả năng thực hiện giấy phép bảo trợ của doanh nghiệp;

+ Bất kỳ sự thay đổi thông tin nào liên quan đến việc đương đơn được chấp thuận làm người bảo trợ và quyền bổ nhiệm;

·          Hợp tác Bộ di trú trong công tác kiểm tra giám sát hoạt động của người bảo trợ và người được bảo trợ. Việc này sẽ kéo dài cho đến khi:

- Người lao động không tiếp tục sử dụng visa mà họ được bảo trợ, trước khi họ rời khỏi Úc hoặc họ được cấp visa khác.;

- Nghĩa vụ bảo trợ đối với người lao động của người bảo trợ chấm dứt.

Chịu trách nhiệm về các chi phí

·   Đảm bảo trả tiền vé máy bay lượt về cho người lao động được bảo trợ;

·   Chi trả tất cả chi phí chữa bệnh phát sinh trong trong quá trình điều trị tại bênh viện công (bên ngoài chi phí tính trong bảo hiểm y tế và các thoả thuận giữa hai bên về vấn đề chăm sóc sức khoẻ);

       + Cam kết này vẫn có hiệu lực cho đến khi các chi phí được thanh toán;

·   Thanh toán cho cộng đồng một số tiền  bằng những chi phí mà cộng đồng phải chi trả cho người được bảo trợ:

        + Chí phí này bao gồm cả những chi phí liên quan việc sắp xếp chỗ ở và giám hộ người được bảo trợ, trục xuất họ ra khỏi Úc; xét hồ sơ xin visa bảo vệ của người được bảo trợ;

      + Cam kết này vẫn còn hiệu lực cho đến khi tất cả chi phí được thanh toán.

Tuân theo những điều khoản của việc phê duyệt đơn xin bổ nhiệm vào vị trí được bảo trợ

·          Trong trường có quy định người lao động phải được thuê làm việc tại một địa điểm cụ thể thì mới được duyệt đơn xin bổ nhiệm người lao động vào vị trí được bảo trợ, đương đơn xin bổ nhiệm người lao động phải thông báo cho Bộ di trú & quốc tịch về bất kỳ sự thay đổi địa điểm làm việc vì nó có thể ảnh hưởng đến quyền bổ nhiệm được thông qua.

Doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt nếu không tuân theo những cam kết trên.

Các nghĩa vụ khác<

Nguồn tin:  Lời giới thiệu
Scroll