Những điều nên và không nên trong văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản

   
Cập nhật: 08/11/2019 04:40
Những điều nên và không nên trong văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản Xem lịch sử tin bài

Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa độc đáo, trong đó những phong tục tập quán, lễ nghĩ là những quy định “luật bất thành văn” mà mỗi khi đến Nhật nên biết.

Kiêng kỵ trong giao tiếp

– Khi đang nói chuyện với người khác không được rung đùi.

– Không được dùng ngón tay chỉ vào người khác.

– Tuyệt đối cần tránh hỏi tuổi người đối diện khi đang nói chuyện với mình.

– Không hỏi lương bổng của người khác.

– Không hỏi cân nặng hay bình phẩm về hình thể của những người đang nói chuyện với mình.

– Không được khua tay múa chân, động chạm vào người những người đang nói chuyện với mình.

– Tránh việc liếc ngang, liếc dọc khi đang nói chuyện với mọi người.

– Khi nói chuyện tránh tình trạng khoanh tay trước ngực hay đút hai tay vào túi quần, áo.

– Không nói chuyện điện thoại trong bữa ăn hay trong khi đang nói chuyện với người khác.

 

Điều không nên làm ở nơi công cộng

– Tránh việc dùng tăm ở nơi công cộng, nếu muốn dùng bạn cần phải kín đáo.

– Khi bước vào nhà hàng không được dùng khăn nóng để lau mặt bởi chúng chỉ dành để lau tay.

– Tuyệt đối không được khoác vai bá cổ nhau ngay cả với những người cùng giới khi đi ngoài đường.

– Cấm kỵ việc xì mũi, nhổ nước bọt hay ngoáy mũi ở những nơi công cộng.

– Không được vắt chân khi ngồi trên tàu điện hay soi mói người xung quanh.

– Không chen lấn, xô đẩy, chen ngang, trộm cắp.

– Không vứt rác bừa bãi.

– Không chở nhau bằng xe đạp vì tại Nhật, xe đạp chỉ dành cho 1 người.

– Không vừa đi vừa hút thuốc, không bỏ tàn thuốc bừa bãi.

– Không được phép cho số điện thoại hay địa chỉ của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ.

– Tuyệt đối không vừa đi vừa ăn trên các con phố tại Nhật Bản.

– Cần phải học cách xếp hàng khi đi từ các thang cuốn đến xà lan, cửa hàng,…đều phải xếp hàng một cách trật tự.

– Giữ im lặng và không nói chuyện quá lâu nếu bạn nói chuyện điện thoại khi sử dụng các phương tiện công cộng.

– Nhảy ngay vào các suối nước nóng mà không tắm trước.

Trong ăn uống, người Nhật kiêng kỵ

– Không đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng.

– Không phát ra tiếng trong lúc nhai cơm, không nên nói quá nhiều và quá suồng sã trong bữa ăn.

– Không bao giờ được dùng tay để hứng đồ ăn khi ăn tại Nhật.

– Hãy nhớ đặt bát, đĩa, đũa, nắp bát trở lại đúng vị trí của chúng trước khi ăn, chứ đừng úp ngược nắp bát tô xuống.

– Đừng bao giờ bỏ vỏ sò hay bỏ các loại vỏ hải sản khác lên nắp bát tô hay trên đĩa..

– Không được phép dùng đũa chạm vào đồ ăn nếu không gắp hoặc gẩy thức ăn.

– Không đặt đũa lên trên miệng bát ăn.

– Đừng đảo đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa chung hãy đảo đầu đũa khi gắp thức ăn cho người khác.

– Không lên giơ đồ ăn lên cao quá miệng của mình, rất mất lịch sự.

– Khi nhai cần lịch sự, nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng tránh phát ra âm thanh lớn.

– Luôn ăn hết đồ ăn đã lấy vào bát, không được bỏ thừa dù bạn có thích ăn hay không.

Văn hóa tặng quà và những điều cấm kỵ của người Nhật Bản

– Không nên tặng quà riêng cho một ai đó khi có mặt của người khác, nếu muốn tặng quà cho cả một nhóm người thì phải đảm bảo trao đủ quả cho tất cả mọi người có mặt tại đó.

– Người Nhật kiêng việc mở quà ngay trước mặt người tặng.

– Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9 bởi nó nói đến điều không may.

– Cấm kỵ việc tặng dao, kéo, món quà có in hình con cáo, biếu trà, hoa cúc hay đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ.

– Tránh việc tặng khăn mùi xoa, giầy dép, bít tất, quần áo lót cho mọi người.

Những điều kiêng kỵ khác trong văn hóa Nhật Bản

– Tránh việc bước vào nhà mà vẫn đi giày.

– Không tặng hoa cho người bệnh

– Con số kiêng kỵ của người Nhật Bản là số 4 bởi mang điềm báo xui xẻo, số 7 là hiện thân của may mắn.

– Việc kì kèo, mặc cả hay ra giá không được người Nhật chấp nhận bởi họ coi đây là điều thất lễ.

– Không được đưa tiền tip trong các quán ăn ở Nhật.

– Kiêng kỵ chụp 3 người chung 1 bức ảnh là điều không may mắn.

 

Scroll