Tên công ty: Công ty cổ phần bách nghệ Toàn Cầu Tên viết tắt: GLO TECH Chủ tịch HĐQT: Ts.Đoàn Xuân Viên ĐT: 0913 233 945 Chi nhánh: 11 lô A, 218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội ĐT: 04 39 940 821, 0343 655 246 Fax: 04 35 376 412. 04 37 624 768 Email: [email protected] 31/10/2013 21:45 1. Gia đình Ở Malaysia, trong gia đình thường có hai hay ba thế hệ sống trong một ngôi nhà kiểu đại gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại hoá và nông thôn hoá đã mang đến nhiều thay đổi, với các thành viên của đại gia đình vẫn sống trong cùng một thành phố hoặc hàng xóm với nhau, nhưng không cùng sống chung trong một ngôi nhà. Nhiều đôi vợ chồng cũng chọn lối sống gia đình nhỏ có hai vợ chồng hơn là cuộc sống truyền thống
1. Gia đình
Ở Malaysia, trong gia đình thường có hai hay ba thế hệ sống trong một ngôi nhà kiểu đại gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại hoá và nông thôn hoá đã mang đến nhiều thay đổi, với các thành viên của đại gia đình vẫn sống trong cùng một thành phố hoặc hàng xóm với nhau, nhưng không cùng sống chung trong một ngôi nhà. Nhiều đôi vợ chồng cũng chọn lối sống gia đình nhỏ có hai vợ chồng hơn là cuộc sống truyền thống

2. Ăn uống:

Gạo và cá là thực phẩm chính. Gia vị cũng thường được dùng nhiều trong khi nấu ăn. Hoa quả địa phương chủ yếu là dứa, chuối, đu đủ và sầu riêng. Người Malaysia thích dùng bữa trưa ở nhà hàng hoặc các chợ ngoài đường phố. Phong tục ăn uống thay đổi theo các nhóm tôn giáo. Vì đa số người Mã Lai theo Hồi giáo nên họ không ăn thịt lợn và không ăn bất kỳ loại thịt gia súc nào nếu không phải do chính tay người Hồi giáo cắt tiết và đọc một câu kinh nào theo đúng cách của đạo Hồi. người Mã Lai rất thích ăn các loại bánh làm từ bột gạo, khoai, sắn và họ thường làm nhiều loại bánh để ăn, đặc biệt là trong các dịp lễ tết. Người Mã Lai không ăn mỡ động vật mà hầu như chỉ dùng dầu thực vật, chủ yếu là dầu cọ và dầu dừa.

Theo truyền thống, người Mã lai và Ấn Độ ăn bốc, dĩa hoặc thìa. Người Trung Quốc ăn đũa, thìa và dĩa. Một vài nhóm tôn giáo khác ăn thức ăn của mình, ví dụ, người Hồi giáo không ăn thịt lợn hoặc uống rượu, bia; người theo đạo Hindu và một vài người đạo Phật không ăn thịt cừu;

Khi bạn tổ chức chiêu đãi hoặc mời người Malaysia đến dự nên chú ý một số điều sau:

- Không bố trí rượu, bia trong bữa ăn mà chỉ dùng nước hoa quả, chè, cà phê.

- Không chế biến các món ăn có thịt lợn hoặc liên quan đến thịt lợn. Tuyệt đối không dùng món lợn sữa.

- Tốt nhất nên dùng các món ăn như thịt gà, thịt bò, thuỷ hải sản, rau củ quả và bánh ngọt...

3. Giao tiếp - thăm hỏi:

Mọi người khi gặp nhau thì bắt tay, nhưng bạn bè thân thiết thì dùng cả hai tay nắm tay người kia. Một cái cúi đầu nhẹ hoặc gật đầu là phổ biến khi gặp người cao tuổi hơn. Phụ nữ và người cao tuổi ít bắt tay mà thường hay chào nhau. Thăm người thân và bạn bè là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Malaysia, đặc biệt khi một người không muốn sống chung với đại gia đình. Khách thường được mời đến nhà dùng bữa hoặc sinh hoạt cùng với gia đình. Rất nhiều mối quan hệ làm ăn được hình thành thông qua các hình thức giải trí.

4. Những ngày nghỉ và ngày lễ:

Có nhiều ngày nghỉ trong năm ở Malaysia, gồm ngày lễ dân tộc và ngày lễ tôn giáo. Ngày lễ dân tộc là ngày Năm mới (mồng 1 tháng giêng), ngày Quốc tế Lao động (mồng 1 tháng 5), ngày sinh nhật Vua (mồng 4 tháng 6), ngày Độc lập (31 tháng 8) và ngày lễ Giáng sinh (25 tháng 12).

Đối với người Hồi giáo Malaysia, các ngày lễ Hồi giáo có một ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là lễ mãn chay (Hari Raya Puasa) được tổ chức vào cuối tháng Ramadan, tháng trai giới. Trong dịp lễ này, người Hồi giáo chuẩn bị nhiều món ăn đặc biệt, đi thăm mộ của người nhà đã quá cố, xin tha thứ những lỗi lầm đã mắc trong năm và đi thăm hỏi bạn bè. Ngày hội hành hương (Hari Raya Haji) trùng với mùa hành hương đến thánh địa Mécca cũng được người Hồi giáo Malaysia tổ chức long trọng với cùng phương thức như ngày mãn lễ chay. Hàng năm người Hồi giáo Malaysia tổ chức kỷ nhiệm ngày sinh của đấng tiên tri Mohammad (Maulud Nabi). Trong ngày lễ này, các tín đồ Hồi giáo tập trung ở thánh đường để đọc kinh cầu nguyện.