TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI ĐÀI LOAN 25/12/2013 15:46 Thị trường lao động Đài Loan là một trong các thị trường trọng điểm của khu vực Đông bắc Á tiếp nhận lao động Việt Nam. Thị trường lao động Đài loan chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam bắt đầu từ năm 1999. Trải qua 14 năm, quy mô lao động Việt Nam hàng năm sang làm việc tại thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại nước ngoài. Để có cái nhìn đầy đủ về lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này trong các năm gần đây, bài viết sẽ trình bầy tổng quan về tình hình lao động Việt Nam tại Đài Loan giới hạn trong giai đoạn 2009 – 2013 với các nội dung sau:

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

                           Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan

 

Thị trường lao động Đài Loan là một trong các thị trường trọng điểm của khu vực Đông bắc Á tiếp nhận lao động Việt Nam. Thị trường lao động Đài loan chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam bắt đầu từ năm 1999. Trải qua 14 năm, quy mô lao động Việt Nam hàng năm sang làm việc tại thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại nước ngoài. Để có cái nhìn đầy đủ về lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này trong các năm gần đây, bài viết sẽ trình bầy tổng quan về tình hình lao động Việt Nam tại Đài Loan giới hạn trong giai đoạn 2009 – 2013 với các nội dung sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI ĐÀI LOAN

1. Về quy mô và cơ cấu lao động

1.1 Quy mô Lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan có xu hướng gia tăng ( xem Biểu 1)

Biểu 1. Số lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2009- 2013

                                                                        Đơn vị: người

Năm

2009

2010

2011

2012

9/2013

Tổng số LĐNN tại ĐL

351.016

379.653

425.660

445.579

475.006

Tổng số LĐ Việt Nam

78.093

80.030

95.463

100.050

119.744

                     Nguồn : UBLD Đài Loan, 2013

Trong 5 năm, mỗi năm bình quân số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan tăng 24.000 người trong đó số tăng thêm của lao động Việt Nam là 8.300 lao động, chiếm 1/3 số tăng thêm bình quân hàng năm lao động nước ngoài tại thị trường này. Đây là một xu hướng vận động tích cực trong định hướng thị trường cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài  của Việt Nam.

1.2 Cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng gia tăng lao động trong khu vực sản xuất chế tạo và xây dựng (xem biểu 2)

    Biểu 2 . Cơ cấu lao động phân theo khu vực làm việc

                                                                                 Đơn vị : người

Năm

2009

2010

2011

2012

9/2013

SXCT-XD

47.754

53.075

69.548

78.414

98.788

CSNB

6.808

7.159

7.718

7.970

8.349

LĐGĐ

23.110

19.383

17.970

13.529

12.472

                Nguồn : UBLĐ Đài Loan, 2013

     Số liệu Biểu 2 cho thấy: Lao động  ngành sản xuất chế tạo và xây dựng trong 5 năm tăng lên hơn gấp đôi, bình quân tăng hơn 10.000 người/năm; chiếm xấp xỉ 70% lượng tăng của tổng thị phần ngành nghề này. Lao động làm việc trong khu vực chăm sóc người già người bệnh tại bệnh viện, trại dưỡng lão tăng đều đặn và luôn chiếm trên 70% thị phần ngành này. Trong khi đó lao động làm việc trong gia đình chịu ảnh hưởng của chính sách đông kết của Đài Loan từ tháng 1/2005 tới nay, tiếp tục giảm xuống với tốc độ bình quân mỗi năm 2.100 lao động trong 5 năm trở lại đây.

1.3 Quy mô lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan gia tăng mạnh mẽ trong năm 2013 ( xem Biểu 3)

Biểu 3. Quy mô lao động VN làm việc tại Đài Loan trong 9 tháng đầu năm 2013

                                                                    Đơn vị : người

Năm 2013

Tháng 1

Tháng 3

Tháng 5

Tháng 7

Tháng 9

Tổng số

100.066

101.798

106.020

112.095

119.744

LĐ SX-XD

78.559

80.443

84.764

91.013

98.798

CSNB

7.984

8.012

8.135

8.234

8.349

LĐGĐ

13.386

13.206

12.984

12.711

12.472

                         Nguồn : UBLĐ Đài Loan , 2013

            Tính tới cuối tháng 9 số lượng lao động đang làm việc tại thị trường này tăng thêm gần 20.000 người so với năm ngoái, dự đoán tới cuối năm số lượng tăng thêm của cả năm khoảng 25.000, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lao động cung ứng sang thị trường này trong 10 tháng đầu năm 2013 chiếm 52,23% tổng số lao động cung ứng làm việc VN làm việc tại các thị trường.

1.4 Cơ cấu lao động về độ tuổi và giới tính phân bổ theo hướng tích cực

- Độ tuổi từ 24 đến 34 chiếm trên 90% đối với lao động làm việc tại khu vực sản xuất và lao động có độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi chiếm gần 78% đối với lao động làm việc trong khu vực dịch vụ xã hội (xem Biểu 4a).

Biểu 4a. Cơ cấu độ tuổi lao động phân theo khu vực làm việc

                                                                               Đơn vị: người, %

Khu vực làm việc

Tổng

Độ tuổi dưới 24

Từ 25-34 tuổi

Từ 35-44 tuổi

Từ 45 tuổi trở Len

 

 

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

LĐSXXD

98.923

45.399

45,89

45.279

45,77

8.009

8,10

236

0,24

LĐ DVXH*

20.821

715

3,43

5.385

25,86

10.761

51,68

3.960

19,02

( LĐDVGD* gồm: lao động chăm sóc người bệnh tại trung tâm dưỡng lão, bệnh viện và lao động làm việc trong gia đình)  

 Nguồn : UBLĐ Đài Loan , 2013

    - Về cơ cấu giới tính có cơ cấu chung là: Lao động nam có tỷ lệ gần 59% , lao động nữ chiếm 41%, song cơ cấu này thay đổi theo khu vực làm việc, lao động nam chiếm tỷ lệ cao tại khu vực sản xuất (gần 71%), trong khi đó tại khu vực dịch vụ xã hội, lao động nữ chiếm tỷ trọng gần 99%, đây là sự phân bổ hợp lý có ý nghĩa (xem Biểu 4b).

       Biểu 4b. Cơ cấu lao động phân theo giới tính và khu vực làm việc

                                                                        Đơn vi : người

Tổng số LĐVN

 LĐ ngành sản xuất, XD

LĐ  dịch vụ XH

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nam

Nữ

119.744

70.249

49.495

98.923

70.014

28.909

20.821

235

20.586

Tỉ lệ %

58,67

41,33

Tỉ lệ %

70,78

29,22

Tỉ lệ %

1,13

98,87

                           Nguồn : UBLĐ Đài Loan , 2013

         1.5  Lao động  phân bố theo khu vực địa lý (Xem Biểu 5)

                        Biểu 5. Lao động VN phân theo khu vực địa lý

                                                                 Đơn vị : người , %

 

Khu vực

Miền bắc

Miền trung

Miền Nam

Miền đông

TSLĐVN

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

119.744

50.093

41,83

36.523

30,50

20.317

16,97

12.811

10,70

                                            Nguồn : UBLĐ Đài Loan , 2013

Lao động Việt Nam chủ yếu làm việc tại khu vực miền Bắc (Cơ Long, Đài bắc, Tân Bắc, Đào Viên, Tân Trúc), chiếm tỷ lệ trên 41%, tiếp sau là khu vực miền Trung (Miêu Lật, Đài Trung, Chương Hóa, Nam Đầu, Vân Lâm, Gia Nghĩa) với tỷ lệ gần 31%, khu vực miền Nam (Đài Nam, Cao Hùng, Bình Đông) có gần 17% và trên 10% làm việc tại khu vực miền Đông Đài Loan và khu vực khác (Nghi Lan, Hoa Liên, Đài Đông + 3 huyện đảo).

 

2. Thị phần tiếp nhận lao động nước ngoài tại Đài Loan

2.1 Thị phần tiếp nhận lao động nước ngoài tại Đài loan vẫn tiếp tục  gia tăng và thị phần tiếp nhận lao động VN luôn duy trì xếp thứ 2, sau 5 năm tăng thêm 3% thị phần, đến nay lao động ta đang chiếm trên 25% và chỉ sau Inđonêsia. (Xem Biểu 6)

Biểu 6. Thị phần tiếp nhận lao động nước ngoài tại Đài Loan giai đoạn 2009-2013

                                                                                   Đơn vị : người , %

 

Tổng thị trường

Việt Nam

Thái Lan

Philippine

Indonesia

 

Tổng số

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

2009

351.016

100

78.093

22,25

61.423

17,50

72.077

20,53

139.404

39,71

2010

379.653

100

80.030

21,08

65.742

17,32

77.538

20,42

156.332

41,18

2011

425.660

100

95.463

22,47

71.763

16,86

82.841

19,46

175.409

41,21

2012

445.579

100

100.050

22,45

67.611

15,17

86.786

19,48

191.127

42,89

9/2013

475.006

100

119.744

25,21

62.721

13,20

84.513

17,79

208.024

43,79

                                                      Nguồn : UBLĐ Đài Loan , 2013

2.2 Thị phần lao động VN gia tăng tại khu vực sản xuất chế tạo và giảm dần tại các khu vực dịch vụ (Xem Biểu 7)

Biểu 7. Thị phần lao động VN phân theo khu vực làm việc

                                                          Đơn vị : người , %

Thị phần

Năm 2009

9/ 2013

 

Tổng số LĐNN

Tổng LĐVN

Thị phần %

Tổng số LĐNN

LĐVN

Thị phần %

SX-XD

169.621

47.754

28,15

256.512

98.788

38,51

CSNB

8.829

6.808

77,11

11.682

8.349

71,47

LĐGĐ

166.114

23.110

13,91

197.305

12.472

6,32

                                            Nguồn : UBLĐ Đài Loan ,2013

3. Việc làm và thu nhập:

Nhìn chung việc làm của người lao động được bảo đảm và có thu nhập ổn định, trong đó :

- Trong khu vực sản xuất chế tạo: chủ yếu là ngành sản xuất truyền thống, điện tử đơn giản, chế biến thực phẩm, dệt may…: người lao động có thể thích nghi tốt, học tiếng nhanh, do thường có lao động cũ dạy lao động mới. Thu nhập (ròng) dao động từ 12.000 đến 25.000 Đài tệ /tháng (khoảng 400-800USD/tháng) có thể cao hơn, tùy mùa vụ và nhà máy.

- Khu vực dịch vụ chăm sóc tại các cơ sở dưỡng lão, bệnh viện: Lao động Việt Nam chiếm đa số trong khu vực này, chủ yếu làm theo chế độ 12 tiếng. Thu nhập bình thường khoảng 18.000-20.000 Đài tệ/tháng (khoảng 600-700USD/tháng) là mức lao động chấp nhận được.

- Khu vực lao động làm việc trong gia đình: Thu nhập ổn định, khoảng 18.000 Đài tệ /tháng (khoảng 600 USD). Đây là số  lao động đi lại nhiều lần, một bộ phận nhỏ từ nhà máy hoặc dưỡng lão chuyển sang. Lao động ổn định, ít tranh chấp do đã có thời gian dài sống cùng với chủ sử dụng.

3. Đời sống văn hóa tinh thần

Đây là một trong các thị trường mà ở đó đời sống văn hóa và tinh thần của người lao động được quan tâm từ các cơ quan quản lý lao động, Cơ quan đại diện, các doanh nghiệp sử dụng lao động đến các đơn vị có dịch vụ phục vụ lao động khác với nhiều hình thức để người lao động tham gia như: tổ chức  thi ca hát, thi sáng tác thơ văn, thi vẽ tranh, chụp ảnh nghệ thuật, nấu ăn; tổ chức các đại nhạc hội dưới hình thức lễ hội văn hóa hoặc nhân các dịp lễ lớn của Đài Loan và nước của người lao động; tổ chức các chuyến dã ngoại, xem phim cho lao động của từng nước.

Ngoài ra có địa phương còn có Trung tâm văn hóa dành cho lao động nước ngoài như: Đài Bắc, Tân Bắc… duy trì sinh hoạt định kỳ đều đặn. Các hoạt động có: tập múa hát, học ngoại ngữ, vi tính…

Đối với lao động Việt Nam, hoạt động này rất phong phú, đó là: bên cạnh các chương trình do các cục lao động địa phương định kỳ tổ chức cho lao động ra, Cơ quan đại diện hàng năm đều tổ chức 1 đến 2 chương trình đại nhạc hội cho lao động và cộng đồng vào dịp trước Tết nguyên đán hoặc dịp lễ 2/9; Một số công ty sử dụng nhiều lao động Việt Nam tự tổ chức các chuyến du lịch từ quỹ phúc lợi của công ty hàng năm: đi  đã ngoại và tổ chức nấu ăn ngoài trời … Đặc biệt có những lao động tự thành lập nhóm múa hát, cùng nhau tập luyện để dự thi hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội. Có những tiết mục đặc sắc được chọn biểu diễn trong các hoạt động của Ủy ban Lao động, Cục Di dân hoặc trong lễ hội văn hóa do cơ quan đại diện tổ chức… (ảnh)

4. Lao động đơn phương làm việc ngoài hợp đồng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (xem Biểu 8)

                  Biểu 8 . Tình hình lao động đơn phương làm việc ngoài hợp đồng

                                                                               Đơn vị : người,%

 

 

 

 

Năm

Tổng số lao động bỏ trốn mới của VN

Số bỏ trốn mới bình quân mỗi tháng

Tỉ lệ trốn còn ở ĐL so với tổng số trốn của toàn tt %

Tỉ lệ số trốn còn ở ĐL/số lđ có mặt của VN %

2009

5.138

428

45,34

16,59

2010

6.312

902

48,88

16,76

2011

6.985

582

47,31

16,71

2012

8.467

706

47,62

17,69

9/2013

7.034

782

47,90

16,57

Nguồn : UBLĐ Đài Loan , 2013

Bình quân mỗi tháng lao động bỏ trốn mới là 680 lượt lao động. Tỉ lệ lao động ta bỏ hợp đồng trong số lao động Việt Nam hiện có mặt tại Đài Loan chiếm trên 16%. Tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng không giảm trong những năm qua là nguyên nhân khiến phía Đài Loan chưa khôi phục việc tiếp nhận bình thường đối với lao động gia đình .

5. Nhìn nhận từ phía Đài Loan đối với Lao động Việt Nam 

 Về phía chủ sử dụng, đa số họ có chung một nhận xét là lao động Việt Nam tiếp thu và học việc khá nhanh; chăm chỉ (thích tăng ca nhiều), khéo tay, học ngoại ngữ nhanh. Tuy nhiên hạn chế cơ bản là  một số lao động chưa tuân thủ nghiêm túc nội quy quy định về sinh hoạt và an toàn lao động; khi có thu nhập thì một số lao động có khuynh hướng chi tiêu hưởng thụ, lao động nam ngày nghỉ hay tụ tập uống rượu và dễ xảy ra xích mích to tiếng với nhau, gây ồn ào trong ký túc xá.

 Về phía các công ty môi giới họ cho rằng: nguồn cung khá dồi dào (so với lao động các nước khác), học tiếng nhanh; lao động có thể tự dạy nhau và thích ứng công việc nhanh. Cũng như nhận xét của giới chủ, họ cho rằng hạn chế cơ bản là một số lao động  hay có thắc mắc, không tuân thủ kỷ luật, nội quy, bướng bỉnh, hay khiếu nại, dẫn đến chi phí quản lý lao động Việt Nam thường  cao hơn so với các nước khác.

 Về phía Cơ quan Lao động  Đài Loan, tại các diễn đàn lao động, họ cho rằng: trên bình diện chung, lao động Việt Nam được chủ sử dụng ưa dùng vì những ưu điểm rất cơ bản nêu trên, về sự tương đồng văn hóa và sự  chăm chỉ, thông minh. Song tỷ lệ trốn chưa giảm đáng kể là những cản trở lớn cho sự gia tăng bền vững của lao  động Việt Nam vào thị trường này .

Tóm lại , quy mô cung ứng lao động sang làm việc tại thị trường Đài Loan trong thời gian qua tương đối ổn định và trong vài năm gần đay có xu hướng gia tăng . Thị phần lao động Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 2 đối với thị phần lao động nước ngoài tại Đài Loan. Việc làm và thu nhập của người lao động cơ bản được bảo đảm . Phía đối tác Đài Loan nhìn nhận lao động Việt Nam với nhiều đánh giá tích cực , đặc biệt trong các năm gần đây chất lượng nguồn lao động từng bước được cải thiện đáp ứng yêu cầu của nhiều chủ sử dụng .

          Thị trường lao động Đài Loan có hệ thống pháp luật về lao động nước ngoài luôn có sự điều chỉnh đảm bảo tốt hơn quyền lợi người lao động  và có nhiều kênh bảo vệ người lao động nước ngoài nói chung và bảo vệ lao động Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam, đây là một trong những thị trường trọng điểm nên mấy năm qua được quan tâm nhiều hơn trong việc chỉnh đốn thị trường và điều chỉnh các chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Thị trường lại có Ban Quản lý lao động có bộ máy tương đối kiện toàn và đã có kinh nghiệm hoạt động hơn 14 năm.

         Hạn chế cơ bản là cần sớm khắc phục đó là việc nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ kỷ luật lao động và có những biện pháp hữu hiệu hơn làm giảm nhanh tỷ lệ lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng của người lao động trong thời gian qua.

 

II. CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN VẪN SẼ LÀ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM GIA TĂNG QUY MÔ LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Cơ hội và thách thức

 Trong thời gian trước mắt cũng như trong dài hạn, thị trường Đài Loan vẫn luôn là điểm đến quan trọng của lao động VN với cơ hội thuận lợi là cơ bản đó là:

- Những chính sách phát triển kinh tế và thúc đẩy việc làm của Đài Loan trong giai đoạn vừa qua sẽ dẫn đến những năm tới tổng lượng lao động nước ngoài ngày càng gia tăng;

- Phía Đài Loan xúc tiến ban hành và ngày càng hoàn thiện các chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động nước ngoài.

- Thị trường đã quá quen thuộc đối với lao động Việt Nam và nhiều doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cung ứng lao động sang thị trường này và cũng là định hướng chiến lược về thi trường cung ứng của nhiều công ty XKLĐ.

 Tuy nhiên, cung ứng lao động sang thị trường này, các doanh nghiệp cũng đối mặt với một số thách thức sau, đó là các thách thức về yêu cầu, như :

-  Về số lượng nguồn cung: yêu cầu cao về số lượng và sự nhanh chóng, kịp thời thời gian cung ứng;

-  Về chất lượng lao động (chủ yếu cần nâng cao ý thức tuân thủ kỷ luật, tôn trọng cam kết trong hợp đồng): Đài Loan phát triển mở rộng, kêu gọi đầu tư… không xa rời mục tiêu nâng cao chất lượng sản nghiệp (nâng cấp sản nghiệp), nên chất lượng lao động yêu cầu phải được ngày càng nâng lên tương xứng với đẳng cấp doanh nghiệp.

- Các vấn đề tồn tại cần nhanh chóng khắc phục, đó là: từng doanh nghiệp cung ứng phải tự xác định bước đi trong việc chấn chỉnh, rà soát, cải thiện tình hình lao động bỏ hợp đồng và tình trạng  lao động bị thu phí còn cao của chính doanh nghiệp mình

2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết

a) Một là, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn lao động gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng công tác BDKTCT của doanh nghiệp: với một thị trường đã có 14 năm xây dựng và phát triển thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin bồi dưỡng theo hướng cập nhật và thiết thực ra, cần quan tâm đầu tư nâng cao kỹ năng của cán bộ làm công tác BDKTCT và cải tiến phương pháp giảng dạy. Đây là những vấn đề đóng vai trò quan trọng của sự thành công trong công tác BDKTCT.

- Minh bạch về thông tin; tạo dựng niềm tin với người lao động thông qua sự phục vụ và giữ chữ tín với người lao động.

- Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của nhà nước gần đây về vấn đề thu phí và giải quyết khiếu nại. Tạo được sự đoàn kết, đồng thuận trong cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện việc giảm chi phí cho người lao động.

b) Hai là, tăng cường  vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này trên một số khâu cơ bản không dàn trải, có trọng tâm trọng điểm trong từng thời kỳ, đó là:

- Vai trò giám sát thanh tra kiểm tra, xử phạt nghiêm minh;

- Chủ động trong việc sửa đổi bổ sung pháp luật kịp thời với sự vận hành của tình hình thị trường;

- Sớm bổ sung hoàn thiện Cẩm nang thị trường lao động Đài Loan được cập nhập thông tin phù hợp với sự biến động của thị trường với các nội dung thiết thực và được phổ biến rộng rãi, cấp phát cho mọi người lao động làm việc tại thị trường này;

- Xây dựng chương trình đào tạo tiến tới cấp chứng chỉ chuyên môn cho những cán bộ làm công tác BDKTCT;

c) Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền dưới nhiều hình thức, tổ chức và làm tốt công tác tư vấn cho người lao động và gia đình họ về việc XKLĐ làm việc tại Đài Loan kể cả trước khi đi, trong quá trình làm việc và khi trở về nước.

 Phát huy lợi thế công nghệ mạng hiện nay, sử dụng website làm nơi cung cấp thông tin thị trường, nêu gương các công ty hoặc lao động tốt, đồng thời là nơi kết nối những người lao động đã đi làm việc ở Đài Loan về tiếp tục tham gia thị trường lao động trong nước hoặc ngoài nước khác.

d) Bốn là, coi trọng công tác hậu XKLĐ của người lao động làm việc tại Đài Loan trở về

Công tác này cần được coi  như một trong các quy trình cơ bản quyết định để hạn chế tối đa những phát sinh không đáng có khi người lao động sắp hết thời hạn hợp đồng về nước và cũng là hoạt động nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực lao động có trình độ, ngoại ngữ và nguồn lực vật chất của họ có được khi làm việc ở nước ngoài. Sẽ là hiệu quả khi nhà nước, doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực đáng quý này