Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, Malaysia đã sử dụng lao động nước ngoài;
Theo số liệu thống kê
của vùng Penusular và 2 vùng phía Đông Malaysia là Sabah và Sarawak
thì số lượng lao động nước ngoài từ đầu những năm 70 tăng một cách
đáng kể. Năm 1993 số lượng lao động xấp xỉ nửa triệu và năm 1997 đã
tăng lên hơn 1,47 triệu. Tuy nhiên, theo ước tính của Chính phủ, số
lượng lao đông nước ngoài thậm chí còn cao hơn, trên 1,7 triệu người.
Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế vào giữa năm 1997, nhiều lao động nước
ngoài không có việc làm và phải hồi hương. Nhiều biện pháp được đưa ra
để giảm dòng lao động kể cả việc tuyển dụng có chọn lọc (nhu cầu
nhận lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực), tăng thuế việc làm
hàng năm và thắt chặt các điều kiện đối với việc bảo đảm cho lao động
nước ngoài. Các giải pháp này đã làm giảm 20% số lượng lao động nước
ngoài vào năm 1999, nhưng không có nghĩa là số lượng tuyệt đối lao
động nước ngoài đã thực sự giảm ở mức trên. Một số người đã chọn giải
pháp không gia hạn giấy phép việc làm và gia nhập vào đội ngũ lao
động bất hợp pháp;
Theo thống kê của Cục
Việc làm thì năm 1999 có hơn 1,6 triệu lao động nước ngoài làm việc
tại Malaysia, chiếm 7,6% dân số, 11,4% lực lượng lao động và 11,6%
chỗ làm việc ở Malaysia;
Lao động nước ngoài tập
trung chủ yếu vùng Penusular đặc biệt ở vùng thành thị và các khu
công nghiệp ở thung lũng Kelang, thủ đô Kuala Lumpur, trung tâm công
nghiệp, thương mại và hành chính là mục tiêu chủ yếu của lao động
nhập cư. Số lao động nước ngoài ở đây chiếm gần 70% tổng số lao động
nước ngoài trên toàn lãnh thổ Malaysia. Bang Sabah cũng vậy, ở một
vài huyện trong bang như bờ biển phía Đông, số lượng lao động nước ngoài
vượt quá cả số dân địa phương. Riêng bang Sarawak, số lượng lao động
nhập cư tương đối thấp;
Hiện tại Malaysia đang
phải đối phó với sự thiếu hụt lao động trong một số lĩnh vực kinh tế,
đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và xây dựng;
Chính phủ Malaysia chỉ
cho phép nhận lao động của các nước là Inđônêsia, Thái Lan,
Philippin, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam. Song lao động của các
quốc gia khác cũng được phép nhập cư trên cơ sở lựa chọn tuỳ theo yêu
cầu của công việc;
Tình hình sử dụng lao
động nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế thay đổi trong hơn thập kỷ
qua. Năm 1993, số lượng lao động nước ngoài lớn nhất là trong lĩnh
vực trồng trọt (37,6%), tiếp theo là xây dựng (34,6%) và dịch vụ gia
đình (20,1%). Năm 1998, số lượng lao động nước ngoài làm việc trong
lĩnh vực sản xuất (29,2%) là lớn nhất, tiếp theo là đồn điền (22,3%)
và xây dựng (21,6%). Đồng thời, sự tham gia của lao động nước ngoài
trong khu vực dịch vụ tăng gấp 10 lần , nhưng trong dịch vụ gia đình lại
giảm một cách đáng kể . Sự thay đổi này phản ánh sự phát triển của
một số lĩnh vực và chính sách chuyển hướng của Chính phủ đối với lao
động nước ngoài. Chính phủ cho phép người sử dụng lao động được tuyển
lao động nước ngoài nhưng số lượng không quá 30% tổng số lực lượng
trong đơn vị;
Hiện nay, nhiều lao động
nữ nước ngoài làm việc trong lĩnh vực sản xuất như khu công nghiệp
Sabery Jaya ở Penang cũng có sự phân chia lĩnh vực công việc dựa trên
quốc tịch và dân tộc do hai yếu tố: trước tiên là sự khác nhau về
đào tạo giữa lao động ở các nước khác nhau; thứ hai là phương thức
tuyển dụng thông qua hệ thống lao động đang tồn tại trong xã hội. Nói
chung, người Inđônêsia học vấn thấp, làm việc trong lĩnh vực trồng
trọt và xây dựng; người Bangladesh làm việc trong lĩnh vực sản xuất và
chế tạo. Số lượng lao động Thái Lan tương đối ít và chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực xây dựng và trồng trọt. Người Philippin ở phía Tây
Malaysia chủ yếu là lao động nữ tham gia vào công việc dịch vụ gia
đình; một số ít làm việc trong lĩnh vực sản xuất, còn một số ở vùng
Sabah làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp;
Cung với sự hồi phục
kinh tế vào cuối năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp ở Malaysia đã giảm từ
3,2% xuống 3%; hiện nay vấn đề chính thức không phải là không có việc
làm mà là sự mất cân đối giữa lực lượng lao động hiện có và chỗ việc
làm. Tháng 9/1999, số việc làm đã vượt trội số lượng người đăng ký
tìm việc làm mới. Phần lớn các công việc được ưa thích là công việc
văn phòng, số người đăng ký cao gấp 6 lần số chỗ việc làm còn trống.
Công việc ít người thích nhất là lĩnh vự nông nghiệp, chỉ có 19 người
đăng ký so với hơn 2.224 chỗ việc làm. Trong lĩnh vực sản xuất, số
lượng chỗ việc làm gấp 2 lần số người đăng ký. Sự mất cân đối này là
đặc điểm cố hữu của thị trường Malaysia. Để giải quyết trước mắt sự
thiếu hụt lao động, Chính phủ cho phép nhập khẩu lao động nước ngoài
trong lĩnh vực trồng trọt và sản xuất. Về lâu dài, Chính phủ hy vọng
khuyến khích các nghành công nghiệp cơ khí hoá nhằm làm giảm nhu cầu
lực lượng lao động. Để chuẩn bị cho vấn đề này, Chính phủ đã tiến
hành các bước nhằm tăng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, quản lý,
kỹ thuật, có tay nghề. Biện pháp trước mắt là thực hiện mục tiêu thu
hút kiều dân Malaysia nhằm đào tạo lao động địa phương trong thời
gian họ làm việc tại Malaysia.