Khí hậu:
Hàn
quốc có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông với sự chuyển dịch mùa diễn ra rất
rõ ràng.Mùa Xuân và mùa Thu tương đối ngắn, thời tiết dễ chịu, mát mẻ và
có nhiều ngày nắng. Mùa đông lạnh và khô, đôi khi có tuyết (kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới – 15o C. Mùa hè nóng (nhiệt độ cao nhất có thể
lên tới 34o C) và thường có mưa kéo dài.
Khoảng
thời gian từ tháng 6-10 là khoảng thời gian hay có bão. Thường thì có
khoảng 2-3 cơn bão, lúc ảnh hưởng trực tiếp lúc ảnh hưởng gián tiếp
nhưng Hàn quốc thường chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp.
Dân số:
Dân
số của Hàn quốc là 48.422.644 người (theo thống kê năm 2004) và dân tộc
Hàn chiếm tỷ lệ lớn, các dân tộc khác có tỷ lệ không đáng kể. Mật độ
dân số khoảng 488 người/km2
Ngôn ngữ chính: Tiếng Hàn
Tôn giáo:
khoảng 54% người Hàn quốc theo các đạo và con số này còn đang tiếp tục
tăng lên. Trong số này Đạo Phật chiếm 51,2%, đạo Tin lành chiếm 34,4 %,
đạo Kitô chiếm 10,6 % và đạo Khổng 1%, ngoài ra còn có đạo Hồi và Thiền Đạo.
Chế độ chính trị:
Hàn
quốc được chính thức thành lập ngày 15 tháng 8 năm 1948. Đứng đầu nhà
nước là Tổng thống được bầu ra thông qua đầu phiếu phổ thông trực tiếp
với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống thực hiện chức năng hành pháp của mình
qua Hội đồng Nhà nước, trong đó Tổng thống là chủ tịch Hội đồng. Quốc
hội chỉ có một viện gồm 299 nghị sĩ được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm.
Phát triển kinh tế:
Kinh
tế của Hàn quốc tăng trưởng thuộc vào loại nhanh nhất thế giới trong
những thập kỷ qua, đặc biệt từ khi Hàn Quốc đề ra kế hoạch 5 năm phát
triển kinh tế” từ năm 1962. Chính phủ Hàn Quốc có chiến lược kinh tế
hướng về xuất khẩu, coi trọng công nghệ trong chính sách công nghiệp và
một đội ngũ đông đảo lao động lành nghề và được đào tạo. Những thất bại
trong mô hình kinh doanh của một số tập đoàn lớn, cộng với cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực năm 1997 – 1998 dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế
và hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian này bị phá sản. Nhờ
sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và những cải cách triệt để của Chính
phủ nên nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi, tình trạng thất nghiệp đã giảm
nhiều so với trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%. Các ngành
công nghiệp chính của nền kinh tế Hàn Quốc bao gồm: điện tử, dệt, hoá
dầu, thép, ô tô và đóng tầu. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm gạo, lúa
mạch, lúa mì, khoai và rau với 21% diện tích đất trồng trọt. Mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu là đồ điện, điện tử, đồ dệt, thép, hoá dầu và xe hơi.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm dầu lửa, sắt thép, điện máy,
hàng dệt, máy móc, hoá chất và ngũ cốc.
Các ngày lễ tết và ngày nghỉ
Các ngày lễ Tết
Ngày
Tết Nguyên đán (Âm lịch 1/1); Ngày Rằm Tháng giêng (15/1 Âm lịch); Tết
Đoan ngọ (5/5 Âm lịch); Ngày tết Chilseuk 7/7; Têt Trung thu 15/8
4 ngày Quốc lễ của Hàn Quốc
Ngày Phong trào độc lập 1/3; Ngày lập hiến 17/7; Ngày lễ Kwangpok (Quang phục) 5/8; Ngày Quốc Khánh 3/10.
Các ngày nghỉ của Hàn Quốc
Tết
dương lịch 1/1; Ngày tết trồng cây 4/5; Ngày Phật đản 4/8; Ngày Thiếu
nhi 5/5; Ngày thương binh liệt sỹ 6/6; Ngày lễ Giáng sinh 25/12.
Phong tục tập quán
Chào hỏi:
Động tác cúi chào là một trong những chuẩn mực đánh giá con người ở Hàn
Quốc, không loại trừ bất kỳ ai. Tuy nhiên, động tác truyền thống này,
hiện nay chỉ áp dụng trong những ngày lễ lớn, ngày tết, lễ hội dân tộc,
cưới xin. Ngày nay, cái bắt tay nhẹ được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Tặng quà và nhận quà:
khi được người Hàn Quốc mời, cần phải chuẩn bị quả để tặng. Việc tặng
quà phải thực hiện ở nơi được mọi người chú ý nhất và chỉ trao quà trước
khi ra về. Nhìn chung, trong bất kỳ lễ hội nào, người Hàn Quốc đều tặng quà cho nhau.
Mua sắm:
NamDaeMoon (Seoul)
và DongDaeMoon là hai khu chợ ngoài trời lâu đời và nổi tiếng là có giá
rẻ. Tại đây, bạn không chỉ tìm mua được hàng tiêu dùng hàng ngày mà còn
có thể mua các sản phẩm truyền thống với giá rẻ.
Ăn uống
Người Hàn cũng ăn cơm và dùng đũa như ở Việt Nam.
Món ăn điển hình là Kimchi. Người Hàn thường ăn các món thịt nướng, cơm
nấu không có độn các loại đậu hạt hoặc ngô. Trong khi ăn rất hạn chế
nói chuyện. Không nên yêu cầu, nhờ người khác chuyển thức ăn nào đó trên
bàn cho bạn. Dù đã ăn xong, nhưng ở bàn vẫn còn người khác đang ăn thì
cũng phải chờ đến người cuối cùng ăn xong mới được phép đứng dậy rời
khỏi bản. Cần phải đợi người lớn tuổi nhất trong bàn bắt đầu ăn thì bạn
mới được ăn.
Nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú
Lưu trú
Theo
luật Quản lý xuất nhập cảnh thì người nước ngoài tuỳ theo mục đích lưu
trú tại Hàn Quốc mà được nhận laọi visa khác nhau. Các loại visa khác
nhau thì tư cách và thời gian được phép lưu trú cũng khác nhau và người
nước ngoài bắt buộc phải tuân theo những quy định của pháp luật. Hiện
nay Hàn Quốc chưa có chế độ nhập cư để người nước ngoài có thể định cư
tại Hàn Quốc.
Cấp tư cách lưu trú
Những
người đã hết visa có thể ở lại thêm 30 ngày nữa nhưng nếu như muốn ở
lại với thời gian dài hơn thì phải xin cấp tư cách lưu trú khác. Việc
xin cấp tư cách lưu trú cơ thể do bản thân hoặc người được uỷ nhiệm đứng
ra làm tại các cơ sở hoặc các phòng quản lý xuất nhập cảnh địa phương
(trừ các phòng quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Incheon, Kimhae, trung
tâm bảo hộ người nước ngoài, các đại lý sân bay khác
Hiện trạng tư cách làm việc của người nước ngoài
Người
lao động nước ngoài được nhận visa theo chế độ cho phép tuyển dụng có
thể lưu trú và làm việc tại Hàn Quốc tối đa là 3 năm và trong vòng 90
ngày kể từ khi nhập cảnh phải lên Cục hoặc phòng Quản lý xuất nhập cảnh
để đăng ký làm Chứng minh thư người nước ngoài.
Những
người không được cấp tư cách lưu trú làm việc nhưng vẫn làm việc, người
ở quá thời gian lưu trú cho phép, người bỏ nơi làm việc ghi trong
Chứng minh thư người nước ngoài, người làm việc vượt quá phạm vi cho
phép theo tư cách lưu trú được cấp - tất cả các trường hợp này sẽ đều bị
coi là cư trú bất hợp pháp.
Chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài
- Ngành nghề được tiếp nhận lao động nước ngoài gồm các ngành như ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành dịch vụ.
- Quốc
gia được chọn cung ứng lao động sẽ được chính phủ Hàn Quốc quyết định
sau khi xem xét tỷ lệ lao động lưu trú bất hợp pháp cũng như sự tín
nhiệm của các doanh nghiệp Hàn Quốc đối với lao động của nước ngoài đó.
Chính phủ Hàn Quốc đã ký với Việt Nam Biên bản Thoả thuận (MOU) về việc
cung ứng lao động sang Hàn Quốc theo chế độ cấp phép tuyển dụng nói
trên.
- Cơ
quan chức năng cung ứng lao động của Quốc gia phái cử lao động (ở Việt
Nam là Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Cục Quản lý lao động ngoài
nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chịu trách nhiệm lập danh
sách lao động đăng ký tìm việc làm ngoài nước đáp ứng được các tiêu
chuẩn như: độ tuổi, sức khoẻ, trình độ tiếng Hàn, kinh nghiệm làm
việc…(theo quy định của Hàn Quốc) với số lượng lao động nhiều hơn từ 3
đến 5 lần so với số lao động được cung ứng đã được ghi trong MOU. Sau đó
gửi danh sách sang cho cơ quan đối tác phía Chính phủ Hàn Quốc (Liên
đoàn Nhân lực Công nghiệp). Bắt đầu từ tháng 8/2005 sẽ tổ chức thi tiếng
Hàn vầ đây là một điều kiện bắt buộc trong việc lựa chọn người lao động
nước ngoài.
- Chủ
doanh nghiệp có giấy chứng nhận thiếu nhân lực được trực tiếp chọn lao
động trong danh sách người lao động nước ngoài tìm kiếm việc làm tại
Trung tâm ổn định việc làm và có thể tiếp nhận sau khi ký Hợp đồng lao
động chuẩn với người lao động nước ngoài.
- Trường
hơp người lao động bỏ nơi làm việc ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp
pháp thì sẽ bị phạt tiền và trục xuất khỏi Hàn Quốc và sẽ bị vĩnh viễn
cấm trở lại Hàn Quốc Làm việc.
Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc
Thông qua KFSB:
Hiện nay KFSB mới ký hợp đồng với 08 Công ty của Việt Nam: Công ty XKLĐ
Thương mại và Du lịch (Sovilaco); Công ty Dịch vụ XKLĐ và chuyên gia
(SULECO); Công ty XNK và Hợp tác đầu tư GTVT (TRACIMEXCO); Công ty Đầu
tư phát triển GTVT (TRACODI); Công ty Hợp tác lao động nước ngoài (LOD);
Công ty XNK chuyên gia, lao động và kỹ thuật (IMS); Công ty Xây dựng,
Dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO); Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam (VINACONEX).
Thông qua Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc: Công
ty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế - Thương mại Sông Đà (SIMCO); Công
ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SONA); Công ty Cổ phần Tiến
bộ quốc tế (AIC).
Thông qua Hiệp hội Nông nghiệp Hàn Quốc: Công ty Đầu tư Thương mại Vạn Xuân (VIC).
Thông qua các doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam và một số ít các doanh nghiệp gia công, mua máy móc thiết bị của Hàn Quốc.
Luật lao động
Áp dụng 4 loại bảo hiểm xã hội tiêu biểu:
- Bảo
hiểm bối thường tai nạn công nghiệp: Luật bảo hiểm bồi thường tai nạn
cũng được áp dụng cho người lao động nước ngoài. Ngoài ra chủ doanh
nghiệp còn phải đóng bảo hiểm cho tu nghiệp sinh công nghiệp.
- Bảo hiểm tuyển dụng lao động: chủ sử dụng có nghĩa vụ đóng bảo hiểm tuyển dụng cho người lao động nước ngoài.
- Bảo hiểm sức khoẻ: Chủ sử dụng đóng.
Bồi thường tai nạn lao động: (theo Điều 80)
Nếu
người lao động bị tai nạn lao động và đã xác định hạng thương tật tì
người thuê mướn lao động phải bồi thường cho người lao động theo mức ấn
định trong bảng dưới đây:
Hạng thương tật
|
Mức bồi thường bằng tiền công trung bình của số ngày làm việc
|
Hạng 1
|
1340 ngày làm việc
|
Hạng 2
|
1190 nt
|
Hạng 3
|
1050 nt
|
Hạng 4
|
920 nt
|
Hạng 5
|
790 nt
|
Hạng 6
|
670 nt
|
Hạng 7
|
560 nt
|
Hạng 8
|
450 nt
|
Hạng 9
|
350 nt
|
Hạng 10
|
270 nt
|
Hạng 11
|
200 nt
|
Hạng 12
|
140 nt
|
Hạng 13
|
90 nt
|
Hạng 14
|
50 nt
|
Thuế thu nhập:
-
Người lao động nước ngoài có thu nhập dưới 1 triệu won/1tháng thì không
phải đóng thuế thu nhập. Nếu có thu nhập trên 1 triệu won/tháng thì
phải đóng thuế thu nhập theo mức thuế suất cụ thể do pháp luật quy định
Thời gian làm việc tiêu chuẩn:
Luật
tiêu chuẩn lao động đưa ra thời gian làm việc tiêu chuẩn pháp định bằng
việc quy định “thời gian làm việc không quá 8 tiếng trong một ngày, 44
tiếng trong một tuần.
Thời gian nghỉ ngơi, ngày nghỉ, nghỉ phép
Người
sử dụng lao động phải áp dụng thời gian nghỉ ngơi cho người lao động
đối với trường hợp thời gian làm việc 4 tiếng là 30 phút, trường hợp
thời gian làm việc 8 tiếng là trên 1 tiếng. (Điều 53 luật tiêu chuẩn lao
động).
Ngày nghỉ:
Người
sử dụng lao động phải sắp xếp ngày nghỉ có lương trung bình trên 1 lần
trong một tuần cho người lao động làm đầy đủ số ngày làm việc cố định
trong 1 tuần. Nếu người lao động không đi làm trong tuần thì không được
hưởng ngày nghỉ hàng tuần có lương.
Làm việc vào ngày nghỉ và việc trả lương
- Làm việc vào ngày nghỉ cần thiết có sự đồng ý rõ ràng của người lao động.
- Tiền lương được trả cho làm việc vào ngày nghỉ như sau:
· Trả
tiền phụ cấp ngày nghỉ có hưởng lương (Tiền phụ cấp được trả dù không
cung cấp lao động vào ngày nghỉ có lương); 100% lương cơ bản.
· Trả tiền lương làm việc vào ngày nghỉ (giá cả của lao động được trả cho làm việc vào ngày nghỉ); 100% lương cơ bản.
· Trả tiền phụ cấp làm thêm giờ vào ngày nghỉ (tiền phụ cấp đối với thời gian làm việc vào ngày nghỉ); 50% lương cơ bản.
- Trường hợp làm thêm giờ và làm đêm vào ngày nghỉ thì phải trả cho người lao động:
· Tiền phụ cấp ngày nghỉ có hưởng lương
· Tiền lương làm việc vào ngày nghỉ
· Tiền phụ cấp làm việc vào ngày nghỉ
· Trường hợp quá 8 tiếng, tiền phụ cấp làm thêm giờ (50%)
· Trường hợp làm đêm, tiền phụ cấp làm đêm (50%).
Số ngày nghỉ phép:
- Đối
với người lao động đi làm đầy đủ số ngày làm việc cố định trong 1 năm
thì người sử dụng lao động phải cho 10 ngày nghỉ phép có lương, và đối
với người lao động đi làm trên 90% thì phải cho 8 ngày nghỉ phép co
lương (Điều 59 luật Tiêu chuẩn lao động).
- Đối
với người làm việc trên 2 năm liên tục, được áp dụng thêm 1 ngày nghỉ
cho mỗi năm làm việc liên tục (doanh nghiệp áp dụng luật sửa đổi: 2 năm
làm việc liên tục). Nhưng trường hợp không đi làm trên 90% (doanh nghiệp
áp dụng luật sửa đổi: 80%) thì không được áp dụng ngày nghỉ thêm.
Người
sử dụng lao động phải cho 1 ngày nghỉ phép tháng có lương cho người lao
động đi làm đầy đủ ngày làm việc cố định trong tháng.
Sa thải lao động (theo Điều 27 – Luật Tiêu chuẩn Lao động):
- Người
sử dụng lao động không được sa thải, đỉnh chỉ, chuyển sang làm việc
khác, hạ tiền lương hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt khác để chống
người lao động khi không có lý do chính đáng.
- Không
được sa thải người lao động trong thời gian người lao động đang ốm đau,
bệnh tật, bị tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp phải điều trị
trong các cơ sở y tế và 30 ngày tiếp theo đó;
- Không
được sa thải lao động nữ trong thời gian có thai hoặc mới sinh con được
30 ngày, trừ khi doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng bất khả kháng theo
luật định, hoặc người thuê mướn lao động chấp nhận trả toàn bộ số tiền
bồi thường một lần, ứng với 1034 ngày công trung bình.
Địa chỉ liên lạc của các cơ quan liên quan:
Ø Cục Quản lý lao động ngoài nước:
Địa chỉ: 41B, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 824 9522/ 934 0925
Fax: (84.4) 824 0122
Ø Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc
Địa chỉ: 28-58 Sam Chong-Dong, ChungNo-Ku, Seoul, Korea
Điện thoại: 0082-2-7205125 hoặc 7252480
Ø Văn phòng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
Địa chỉ: Phòng 507, Tầng 15 Toà nhà Peeres, 222 Chungjeongno 3-ga, Seodaemun-gu, Seoul 120-708, Korea.
Điện thoại: 0082-2 - 364 1043
Fax: 0082-2 - 364 1049