Điều 125:
Chủ sẽ chỉ định trong số nhân viên hay người quản lý của mình là đại diện trong uỷ ban hỗn hợp.
Việc đề cử đại diện của người lao động trong uỷ ban này sẽ tiến hành như sau:
1. Nếu
tại hãng đó có tổ chức lao động như đã trình bầy ở trên thì công việc
đề cử thành viên vào uỷ ban sẽ do tổ chức này đảm nhiệm.
2. Nếu tại hãng không có uỷ ban lao động thì người lao động sẽ đề cử người đại diện cho mình thông qua bầu trực tiếp.
Bộ trưởng sẽ quy định thể thức bầu cử.
Điều 126:
Uỷ ban hỗn hợp sẽ nghiên cứu và ra quyết định về các vấn đề liên quan đến lao động, đặc biệt là:
1- Quy chế lao động.
2- Biện pháp phát triển sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
3- Chương trình đào tạo lao động.
4- Các biện pháp phòng ngừa tai nạn, rủi ro và hoàn thiện các tiêu chuẩn về an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp.
5- Phát triển nếp sống văn hoá cho người lao động.
6- Triển khai các dịch vụ xã hội trong hãng.
7- Nghiên cứu các biện pháp để tiến hành hoà giải các tranh chấp cá nhân và tranh chấp tập thể.
Uỷ ban hỗn hợp đưa ra các khuyến cáo về những vấn đề này để chủ xem xét thực hiện.
Điều 127:
Chủ
và người lao động có quyền tiến hành các cuộc thương luợng tập thể và
đưa ra các thoả thuận chung về mọi vấn đề liên quan đến lao động.
Bộ
trưởng sẽ có văn bản quy định các thủ tục thương lượng tập thể và
phương pháp đại diện của các bên cũng như nội dung, phạm vi và phương
pháp tiến hành thương lượng.
PHẦN 14: TRANH CHẤP TẬP THỂ
Điều 128:
Tranh
chấp lao động tập thể là sự tranh chấp giữa chủ với toàn thể hay một
nhóm lao động hoặc là tranh chấp giữa một nhóm chủ với những người lao
động của họ liên quan đến quyền lợi chung các bên trong một hãng hay
trong một ngành.
Điều 129:
Bất
cứ cuộc tranh chấp nào nẩy sinh giữa chủ và người lao động, các bên
liên quan phải tìm mọi cách để hoà giải và nếu có Uỷ ban hỗn hợp tại đó
thì công việc này giao cho Uỷ ban giải quyết.
Nếu các bên hoà giải không thành thì cần áp dụng các bước sau:
1) Người lao động phải gửi khiếu nại bằng văn bản cho chủ đồng thời gửi 1 bản cho Cục.
2) Chủ phải trả lời các khiếu nại đó trong vòng 1 tuần, kể từ khi nhận được khiếu nại và gửi cho Cục bản trả lời đó.
3) Nếu trả lời của chủ không thoả mãn các khiếu nại đó thì Cục phải đứng ra làm trung gian hoà giải.
Điều 130:
Nếu
sự trung gian của Cục không có kết quả trong vòng 15 ngày kể từ ngày
nhận được trả lời của chủ, thì Cục phải chuyển vụ việc tranh chấp này
đến Uỷ ban hoà giải để quyết định.
Uỷ ban hoà giải gồm có:
Một - Chủ tịch, do Bộ trưởng quyết định.
Hai - Thành viên do chủ đề cử.
Ba - Thành viên đại diện người lao động được đề cử theo khoản 2 Điều 127.
Ủy
ban có thể được hỗ trợ bởi một số chuyên gia tư vấn trước khi quyết
định một vấn đề. Uỷ ban phải ra quyết định về tranh chấp trong vòng 1
tuần kể từ khi nhận được báo cáo của Cục.
Nếu
không đạt được thoả thuận với nhau thì tranh chấp này sẽ gửi đến Uỷ ban
trọng tài trong vòng 15 ngày và quyết định của Uỷ ban trọng tài có hiệu
lực thực hiện đối vơí cả 2 bên.
Điều 131:
Uỷ ban Trọng tài thành lập dưới sự chủ toạ của đại diện Toà án và các thành viên của:
1- Đại diện của Bộ do Bộ trưởng chỉ định.
2- Đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Qatar, do Chủ tịch Phòng chỉ định.
3- Đại diện người lao động, do Tổng Liên đoàn lao động Qatar đề cử.
Điều 132:
Uỷ
ban trọng tài sẽ xét xử các tranh chấp lao động tập thể và ra phán
quyết trên cơ sở đa số. Ttrường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch bỏ
phiếu về bên nào thì bên đó chiếm ưu thế.
Trong
khi thi hành công việc Uỷ ban phải nghiên cứu mọi hồ sơ giấy tờ và có
quyền yêu cầu các bên cung cấp các chứng cứ, tài liệu cần thiết cũng như
được vào các hãng để tiến hành điều tra.
Điều 133:
Chủ
không được đóng cửa nơi làm việc khi đang tuyển dụng lao động hoăc
ngừng công việc, hay từ chối tiếp tục tuyển dụng bất kỳ người lao động
nào vì lý do tranh chấp, nếu không có quyết định của Uỷ ban hoà giải
hoặc của Uỷ ban trọng tài.
Điều 134:
Bộ trưởng sẽ có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban hoà giải và Uỷ ban trọng tài.
PHẦN 15: THANH TRA LAO ĐỘNG
Điều 135:
Thành
lập tại Cục một "cơ quan thanh tra lao động" nhằm giám sát việc thực
thi các văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ người lao động và có
mạng lưới thanh tra trong toàn quốc.
Cơ
quan thanh tra có đủ số lượng các viên chức hành chính do Bộ trưởng
quyết định. Các viên chức này gọi là thanh tra viên lao động. Ngoài ra,
cơ quan này còn được hỗ trợ của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực
chuyên môn được triệu tập khi cần thiết.
Điều 136:
Thanh
tra viên lao động trước khi bắt đầu tiến hành phận sự của mình phải
tuyên thệ trước Bộ trưởng về tôn trọng pháp luật và không được tiết lộ
những bí mật và sáng chế, phát minh mà họ biết đựơc trong quá trình giám
sát và điều tra các vụ việc, ngay cả khi không còn làm công việc này
nữa.
Điều 137:
Thanh
tra viên lao động do Tổng thanh tra nhà nước uỷ quyền sau khi có sự
thoả thuận với Bộ trưởng, có quyền buộc những nhân viên thực thi pháp
luật phải tôn trọng các điều khoản của luật này. Họ phải mang theo chứng
minh thư để thể hiện thẩm quyền và phải xuất trình khi tiến hành thanh
tra.
Điều 138:
Thanh tra viên lao động có các quyền sau đây:
1- Vào
các nơi làm việc trong giờ làm việc hoặc buổi tối mà không cần phải
thông báo trước để thanh tra sổ sách, giấy tờ và các tài liệu cần thiết
liên quan đến người lao động cũng như thanh tra việc tuân thủ pháp luật
và phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2- Lấy
các mẫu nguyên vật liệu sử dụng trong hãng, thanh tra máy móc thiệt bị
và các phương tiện bảo hộ an tòan lao động và thông báo cho chủ hay
người đại diện về việc lấy các mẫu vật liệu để phục vụ mục đích thanh
tra.
3- Thanh tra chỗ ăn ở của người lao động để bảo đảm điều kiện vệ sinh, sức khoẻ cho người lao động.
4- Thẩm vấn chủ họăc người đại diện cũng như người lao động về mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện luật này.
Điều 139:
Chủ
hoặc người đại diện phải tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh tra viên
làm việc, phải cung cấp các thông tin chính xác về các vấn đề liên quan
đến việc thực thi bổn phận của họ và phải có mặt khi được yêu cầu.
Điều 140:
Thanh tra viên lao động có nhiệm vụ sau đây:
1- Tư vấn cho chủ hay người đại diện các biện pháp để ngăn ngừa các vi phạm.
2- Thông báo cho chủ các vụ việc vi phạm và yêu cầu thời hạn khắc phục.
3- Lập Báo cáo các vi phạm và chuyển đến Cục để có các biện pháp cần thiết.
Điều 141:
Bộ phải báo cáo công tác thanh tra hàng năm liên quan đến việc thực thi luật này, đặc biệt là những vấn đề sau:
1) Báo cáo về các điều khoản quy định việc thanh tra.
2) Báo cáo số lượng thanh tra viên.
3) Báo
cáo số lượng các đơn vị đã thanh tra, số lao động tại các đơn vị đó, số
cuộc thanh tra đã tiến hành, số lượng các vi phạm đã phát hiện và các
hình thức xử phạt, số lượng lao động bị thương tật.
Bộ sẽ công bố báo cáo này dưới hình thức phù hợp.
Điều 142:
Bộ
trưởng sẽ ban hành quyết định hướng dẫn việc thanh tra và Cục sẽ ban
hành mẫu thanh tra, mẫu báo cáo vi phạm và mẫu sổ sách thanh tra.
PHẦN 16: XỬ PHẠT
Điều 143:
Các
vi phạm nêu tại điều này sẽ bị xử phạt theo quy định của luật lao
động, trừ khi đã xử phạt theo các luật có liên quan khác và mức phạt sẽ
tăng nặng tuỳ theo số người lao động bị vi phạm.
Điều 144:
Bất
cứ ai vi phạm các khoản của Điều: 7,12,19,21,22,23,27,28,35 và khoản 2
của điều 139, điều 46,47,48,57,73,75,77,91,95,97,99,106,115,và 139 của
luật này sẽ bị phạt tiền không dưới 2000 Ryal và không quá 5000 Ryal.
Điều 145:
Bất
cứ ai vi phạm các khoản của Điều: 29, 33, 86, 87, 88, 89, 90, 93, 94,
103, 104, 105, 108, 122 và 123 của luật này sẽ bị phạt tù không quá 1
tháng và phạt tiền không dưới 2000 Ryal và không vượt quá 6000 Ryal hoặc
áp dụng một trong hai hình phạt này.
Nếu
vi phạm liên quan Đại lý việc tuyển mộ lao động nước ngoài cho bên thứ 3
thì toà án có thể bổ sung vào các hình phạt trên đây, ra lệnh đóng cửa
văn phòng và huỷ giấy phép.
Điều 146:
Cá
nhân, tổ chức nào khước từ thực thi các phán quyết của Uỷ ban hoà giải
hoặc Uỷ ban trọng tài sẽ bị phạt một khoản tiền không ít hơn 5000 Ryal
và không vượt quá 10.000 Ryal./.