Điều 58:
Người chủ tuyển dụng 10 lao động trở lên phải đề ra quy định xử phạt,
trong đó chỉ rõ các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt mà người
mắc lỗi phải chịu.
Bộ trưởng sẽ quy định các hành vi bị xử phạt và hình thức xử phạt để làm
mẫu cho các chủ soạn thảo các quy định của riêng mình.
Để
có hiệu lực, quy định trên đây cũng như những sửa đổi, bổ sung phải
được Cục chuẩn y trong vòng 1 tháng kể từ ngày đệ trình. Nếu hết thời
gian đó mà không nhận được sự từ chối thì quy định đó coi như được chấp
thuận.
Chủ phải niêm yết Bản quy định này tại nơi làm việc để mọi người biết và chỉ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
Điều 59:
Các hình thức xử phạt người lao động:
1- Thông
báo bằng văn bản tới người lao động nói rõ các hành vi vô kỷ luật mà họ
đã phạm phải và yêu cầu họ chấm dứt các hành vi ấy; đồng thời cảnh báo
họ sẽ bị xử phạt nặng hơn nếu tái phạm.
2- Đối với mỗi lần vi phạm sẽ bị trừ 5 ngày lương.
3- Đình chỉ công vịêc và cắt 5 ngày lương đối với mỗi lần vi phạm.
4- Đình
chỉ công việc không trả lương hoặc trả lương để chờ phân xử, những lỗi
đã qui định cho người lao động nếu người được tha thứ hoặc nếu việc buộc
tội được xoá bỏ, việc đình chỉ coi như chưa hề xẩy ra thì người lao
động được hoàn trả lương trong thời gian bị đình chỉ.
5- Kéo dài thời hạn tăng lương hàng năm không quá 6 tháng.
6- Kéo dài thời gian đề bạt không quá 1 năm tại các hãng áp dụng hình thức này.
7- Sa thải khỏi nơi làm việc và được trả trợ cấp thôi việc.
8- Sa thải khỏi nơi làm việc mà không được trả trợ cấp trên đây.
Điều 60:
Tổng
số tiền khấu trừ vào lương để thực hiện biện pháp xử phạt đối với người
lao động và các khoản khấu trừ khác không được vượt quá 5 ngày lương
cho mỗi tháng.
Chủ
phải ghi các lần xử phạt người lao động vào sổ. Ghi rõ tên người lao
động, số tiền bị khấu trừ, lý do khấu trừ và ngày bị phạt. Cơ quan thanh
tra có quyền giám sát các sổ sách đó.
Khoản
tiền khấu trừ vào lương của người lao động sẽ được sử dụng theo quyết
định của Bộ trưởng. Quyết định sẽ quy định hình thức sử dụng cho phù
hợp.
Điều 61:
Chủ có thể sa thải người lao động mà không cần thông báo và không trả khoản trợ cấp thôi việc trong những tình huống sau:
1- Nếu người lao động giả mạo chứng minh thư, quốc tịch hoặc dùng các chứng chỉ, hồ sơ giả mạo.
2- Nếu
người lao động vi phạm và gây tổn thất lớn về tài chính cho chủ và chủ
đã báo cáo với Cục về những tổn thất trong vòng 24 giờ kể từ lúc biết
sự việc đó.
3- Nếu
người lao động vi phạm nhiều hơn 1 lần các chỉ dẫn bằng văn bản của chủ
liên quan đến an toàn lao động và mặc dù hãng đã thông báo cho người
lao động biết về vi phạm và chỉ dẫn đã đựợc niêm yết công khai cho mọi
người biết.
4- Nếu
người lao động đã nhiều lần không thực hiện bổn phận của mình được ghi
trong hợp đồng và mặc dù đã được thông báo về việc đó.
5- Nếu người lao dộng tiết lộ bí mật của hãng nơi họ được tuyển dụng.
6- Nếu người lao động trong giờ làm việc bị phát hiện say rượu hoặc dùng ma tuý.
7- Nếu người lao động hành hung chủ, người quản lý hoặc người giám sát công việc trong lúc làm việc.
8- Nếu người lao động tái phạm hành hung các đồng nghiệp trong khi làm việc mặc dù đã bị cảnh cáo trước bằng văn bản.
9- Nếu người lao động vắng mặt không có lý do chính đáng nhiều hơn 7 ngày liên tiếp hoặc 15 ngày cộng dồn trong 1 năm.
10-Nếu người lao động đã bị kết án về những hành vi vô đạo đức và dối trá.
Điều 62:
Khi áp dụng các hình phạt đối với người lao động, những vấn đề sau đây cần phải xem xét:
1- Người lao động sẽ không bị buộc tội là vi phạm sau 50 ngày khi người chủ đã biết lỗi vi phạm đó và đã miễn trừ hành vi vi phạm.
2- Người
lao động sẽ không bị phạt đối với những vi phạm khác không trực tiếp
liên quan đến công việc nhưng xẩy ra tại nơi làm việc hoặc xẩy ra ở
ngoài chỗ làm việc.
3- Người
lao động sẽ không bị phạt trước khi họ được thông báo lời buộc tội và
bị thẩm vấn bằng văn bản. Cuộc thẩm vấn có thể bằng miệng nếu đó là các
vi phạm nhỏ và phải được ghi trong hồ sơ của người lao động.
Các vi phạm nhỏ kể trên là những vi phạm mà mức trừ lương không quá 1 ngày.
4- Đối với mỗi hành vi vi phạm người lao động không bị phạt quá 1 lần.
5- Các
hình thức kỷ luật mà người lao động có thể phải chịu sẽ được bãi bỏ nếu
người chủ, người đại diện hay người quản lý bãi miễn.
6- Các hành vi sẽ không được xử phạt nếu không được qui định trong qui chế xử phạt.
Điều 63:
Người
lao động phải được thông báo về hành vi bị phạt và nếu họ từ chối tiếp
nhận thì thông báo đó được niêm yết công khai tại nơi làm việc.
Nếu người lao động vắng mặt tại nơi làm việc thì phải gửi bản thông báo qua thư bảo đảm đến địa chỉ thường trú của người đó.
Điều 64:
Người
lao động có quyền kháng cáo hành vi xử phạt của chủ đến Hội đồng thẩm
phán trong vòng 7 ngày. Kháng cáo cần phải giải quyết trong vòng 7 ngày
kể từ ngày kháng cáo. Bản kháng cáo đó được xem như bị từ chối nếu hết
thời hạn mà không có hồi âm.
Trường
hợp bản kháng cáo bị từ chối hoặc không được giải quyết trong thời hạn
quy định trên thì người lao động có quyền kháng cáo đến Cục trong vòng 7
ngày kể từ ngày bị từ chối.
Cục sẽ giải quyết đơn kháng cáo đó trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Quyết định của cục là quyết định cuối cùng.
Trường hợp ngoại lệ, người lao động có quyền kháng cáo vì bị sa thải đến toà án có thẩm quyền.
Nếu
toà án quyết định rằng việc sa thải là tuỳ tiện hoặc vi phạm các điều
khoản của luật này thì Toà sẽ bãi bỏ việc sa thải và ra lệnh cho người
lao động đựơc quay trở lại làm việc và chủ phải thanh toán tiền lương
cho thời gian ngừng việc và các khoản liên quan khác do việc sa thải
gây nên.
PHẦN 6: VỀ TIỀN LƯƠNG
Điều 65:
Người
lao động có quyền được hưởng lương đã nêu trong hợp đồng dịch vụ, nếu
hợp đồng đó không quy định mức lương thì người lao dộng có quyền hưởng
mức luơng đã được quy định trong quy chế công việc.
Nếu
mức lương không được quy định theo điều khoản trên đây thì người lao
động có quyền được hưởng mức lương tương đương với những công việc tương
tự tại hãng.
Điều 66:
Tiền lương và các khoản phụ cấp khác mà nguời lao động được hưởng sẽ được trả bằng tiền Qatar.
Tiền lương tháng hay tiền lương theo năm sẽ được trả ít nhất mỗi tháng 1 lần.
Tiền luơng của tất cả những người lao động khác sẽ được thanh toán ít nhất 2 tuần 1 lần.
Tiền
lương sẽ trả trực tiếp cho người lao động trong giờ làm việc tại nơi
làm hoặc một nơi khác do Cục chuẩn y và có thể chuyển tiền đến tài khoản
của người lao động tại ngân hàng đựơc 2 bên chấp nhận hoặc chuyển đến
người được uỷ quyền do người lao dộng chỉ định bằng văn bản.
Chủ
không được thoái thác trách nhiệm trong việc trả lương còn nợ của người
lao động trừ khi họ đã chuyển khoản đó cho ngân hàng hoặc cho người
được uỷ quyền của người lao động với đủ hoá đơn chứng từ kèm theo.
Điều 67:
Việc
chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do nào, người chủ phải thanh toán lương
và các khoản khác mà người lao động có quyền hưởng vào ngay sau ngày hợp
đồng đã bị chấm dứt, trừ khi người lao động bỏ công việc mà không thông
báo như qui định tại Điều 49 của luật này. Trong trường hợp này chủ sẽ
thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp khác cho người lao động
trong vòng 7 ngày kể từ ngày người lao động bỏ việc.
Điều 68:
Người
chủ phải thanh toán tiền lương cho người lao động đối với những công
việc đã hoàn thành trước khi người lao động nghỉ phép năm kể cả lương
của những ngày nghỉ phép được hưởng.
Điều 69:
Người lao động không bị bắt buộc phải mua thực phẩm hoặc hàng hoá tại các địa điểm do chủ quy định hoặc mua sản phẩm của chủ.
Điều 70:
Bất kỳ khoản lương nào mà người lao động được hưởng đều không được giữ lại, trừ khi có quyết định của cơ quan pháp luật.
Trường
hợp phải nộp tiền để thi hành án thì khoản tiền trợ cấp cho vợ (chồng)
hoặc cha mẹ của người bị án sẽ được ưu tiên so với bất cứ khoản nợ nào
và tổng số tiền khấu trừ để thi hành án không được vượt quá 35% mức
lương của người nợ.
Chủ
không được tính lãi khi cho người lao động vay tiền và không được khấu
trừ quá 10% tiền lương vào khoản đã cho
vay.
Tổng
số tiền khấu trừ vào lương khi giải quyết các món nợ của người lao
động không được vượt quá 50% tiền lương tổng cộng của người đó. Nếu phần
trăm khấu trừ vào lương của người lao động trong 1 tháng vượt quá mức
quy định kể trên thì phần vượt trội đó phải chuyển sang những tháng tiếp
theo.
Điều 71:
Nếu
người lao động gây tổn thất như làm hỏng máy móc, thiết bị, sản phẩm
của hãng thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ và nghĩa
vụ bồi thường sẽ được giải quyết theo mức yêu cầu.
Người
chủ có thể khấu trừ giá trị đền bù vào khoản lương chưa trả cho người
lao động nhưng mức khấu trừ không được vượt quá 7 ngày lương 1 tháng.
Người lao động có quyền kháng cáo về giá trị đền bù mà người chủ ấn định đến Cục trong vòng 7 ngày kể từ ngày đựợc thông báo.
Nếu
Cục huỷ bỏ quyết định hoặc qui định mức đền bù thấp hơn số tiền mà
người lao động còn nợ thì người chủ phải hoàn trả cho người lao động
khoản vượt trội trong vòng 7 ngày.
Điều 72:
Lương
nghỉ phép năm hay nghỉ ốm và tiền trợ cấp thôi việc được tính toán trên
cơ sở tiền lương cơ bản vào ngày trả lương nếu người lao động được trả
lưong theo sản phẩm thì các khoản trên đây được tính trên cơ sở tiền
lương trung bình của 3 tháng trước khi giải quyết các chế độ này.
PHẦN 7: QUY ĐỊNH GIỜ GIẤC LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI
Điều 73:
Số giờ làm việc thông thường
tối đa là 84 tiếng một tuần, 8 tiếng làm việc một ngày, trừ tháng
Ramanda có giờ làm việc tối đa là 36 tiếng một tháng với 6 tiếng làm
việc bình thường một ngày.
Thời gian người lao động đi từ nơi làm việc về nơi ở và ngược lại sẽ không được tính vào số giờ làm việc.
Giờ làm việc bao gồm khoảng thời gian nghỉ để cầu nguyện một lần hoặc nhiều lần, hoặc nghỉ giải lao và ăn cơm; tất
cả thời gian nghỉ giữa giờ cộng lại không được ít hơn 1 tiếng nhưng
không được quá 3 tiếng. Các khoảng thời gian nghỉ giữa giờ nói trên sẽ
không được tính vào giờ làm việc khi ấn định giờ giải lao nhưng người
lao động sẽ không phải làm quá 5 tiếng liên tục.
Bộ trưởng sẽ quy định những loại công việc nào được phép làm việc liên tục mà không phải nghỉ giữa chừng.
Bản tiếng Anh Điều 73: Article (73)
|
The
maximum ordinary working hours shall b e e ighty f our h ours per
week at the rate of eight hours per day with the exception of the
month of Ramadan when the maximum working hours shall be thirty six
hours per month at the rate of six hours per day.
The time spent by the worker in transportation to and from the place
of work and residence of the worker shall not form part of the working
hours
The working hours shall include an interval or more for prayer, rest
and taking of meals which interval or intervals shall not be less than
one hour and shall not be more than three hours. The said intervals
shall not be taken into consideration in calculating the working hours
in fixing the rest interval but the worker shall not work for more
than five consecutive hours.
The Minister shall by a decision specify the types of work in respect
of which the work may continue without stoppage for the purpose of
rest.
|
Điều 74:
Người
lao động có thể được yêu cầu làm thêm giờ so với quy định trên đây,
với điều kiện số giờ làm việc thực tế không được vượt quá 10giờ/ngày trừ
khi có việc cần thiết để ngăn chặn các tổn thất lớn, những tai nạn
nghiêm trọng hoặc để sửa chữa, giảm nhẹ hậu quả những tổn thất, tai
nạn.Chủ phải trả tiền làm thêm giờ không ít hơn 125% tiền lương so với
giờ làm việc bình thường.
Người
lao động làm việc từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau đựơc hưởng 150%
mức lương so với giờ làm việc bình thường trừ những người làm việc theo
ca kíp.
Điều 75:
Người
lao động có quyền được nghỉ 24 giờ liên tục vào ngày cuối tuần và mọi
người được nghỉ ngày thứ sáu, trừ lao động làm việc theo ca kíp. Nếu
công việc cần phải làm vào những ngày nghỉ thì người lao động được nghỉ
bù vào ngày khác và được trả 150% lương giờ so với giờ làm việc ngày
thường, trừ người lao động theo ca kíp và những người không có yêu cầu
phải làm việc ngày cuối tuần.
Điều 76:
Các
khoản của điều 73,74 và 75 không áp dụng đối với những người chịu trách
nhiệm bàn giao công việc của mình cho người khác khi chủ quyết định.
Các khoản của điều 73 không áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Người lao động đảm nhận các công việc chuẩn bị và công việc phụ khác phải làm việc trước hoặc sau giờ làm việc bình thường.
2- Người canh gác và người làm vệ sinh, dọn dẹp.
3- Các
loại đối tượng khác do Bộ trưởng quyết định. Thời gian làm việc tối đa
đối với các loại công việc này do Bộ trưởng quyết định.
Điều 77:
Chủ
phải niêm yết tại cửa ra vào nơi làm việc bảng quy định các ngày nghỉ
trong tuần, giờ giấc làm việc và giờ nghỉ giải lao cho mọi đối tượng
làm việc và gửi 1 bản cho Cục.
Điều 78:
Người lao động có quyền được hưởng lương vào các ngày nghỉ phép và lễ tết trong năm như sau:
1- 3 ngày lễ Eid El- Fitr.
2- 3 ngày lễ Eid Al- Adha.
3- 1 ngày lễ độc lập.
4- 3 ngày nghỉ do chủ quy định.
Nếu do nhu cầu công việc, người lao động phải làm việc vào các ngày này thì ápdụng qui định tại Điều 75 của luật này.
Điều 79:
Người
lao động đã làm việc tròn 1 năm, có quyền được nghỉ phép năm với mức
lương quy định tại điều 72 của luật này.Thời gian nghỉ phép năm đối với
người làm việc chưa đến 5 năm là 3 tuần và đối với người đã làm việc
trên 5 năm là 4 tuần.
Người lao động còn được phép nghỉ thêm ngày tuỳ theo số năm đã làm việc.
Điều 80:
Chủ
cần quy định thời gian nghỉ phép cho người lao động tuỳ theo yêu cầu
công việc và có thể chia kỳ nghỉ thành 2 lần nếu người lao động đồng ý.
Theo đề nghị của người lao động, chủ có thể lùi 1/2 thời gian nghỉ của người đó vào năm sau.
Điều 81:
Người
lao động không được khước từ quyền được nghỉ phép năm và mọi thoả thuận
trái với các quy định trên đây đều không có giá trị. Người lao động có
quyền được thanh toán một khoản tiền tương đương với tiền lương cho các
ngày chưa nghỉ phép năm nếu như hợp đồng chấm dứt vì bất cứ lý do nào
trước khi người đó nghỉ phép.
Điều 82:
Sau
3 tháng kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động có quyền nghỉ ốm có
lương. Nếu nghỉ ốm khi chưa làm việc đủ 3 tháng, người lao động có thể
không được hưởng lương, trừ khi có giấy chứng nhận của bác sỹ và được
chủ chấp nhận.
Người
lao động đuợc trả đủ lương nếu những ngày nghỉ ốm không quá 2 tuần.
Nếu nghỉ ốm kéo dài sau đó thì chỉ được hưởng ½ tiền lương cho 4 tuần
đầu. Nếu sau đó vẫn cứ tiếp tục nghỉ ốm thì không được trả lương cho đến
khi họ có thể làm việc trở lại hoặc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng vì
lý do sức khoẻ. Hợp đồng dịch vụ có thể chấm dứt vào cuối tuần thứ 12
tính từ ngày nghỉ ốm nếu bác sỹ chứng nhận rằng người đó không còn khả
năng đảm nhận công việc.
Nếu
người lao động bị ốm 6 tháng liên tục, được bác sỹ xác nhận là không đủ
sức khoẻ để làm việc trở lại thì khi kết thúc hợp đồng chủ sử dụng phải
thanh toán các khoản tiền mà người lao động được hưởng trong suốt thời
gian làm việc trước đó. Điều khoản này cũng áp dụng cho lao động bị chết
do ốm đau trong thời gian 6 tuần nghỉ ốm có lương.
Quy
định trên đây không ảnh hưởng việc tính thời gian làm việc theo hợp
đồng. Nếu sau 12 tuần nghỉ ốm mà người lao động quya trở lại làm việc
thì quãng thời gian này vẫn đựơc coi là thời gian làm việc liên tục của
người lao động.
Điều 83:
Người
đạo Hồi có quyền nghỉ không lương nhưng không quá 2 tuần để thực hiện
bổn phận hành huơng 1 lần trong suốt thời gian làm việc.
Hàng
năm, người chủ cần chỉ định số lượng người lao động được phép nghỉ để
hành hương phù hợp với yêu cầu công việc và ưu tiên cho những người đã
làm việc liên tục nhiều năm, khi hoàn cảnh cho phép.
Điều 84:
Trong
lúc nghỉ phép người lao động không được làm việc cho chủ khác. Nếu
người chủ có bằng chứng rằng người lao động làm trái điều khoản này thì
họ có quyền tước bỏ tiền lương của những ngày nghỉ phép đó và nguời lao
động phải hoàn trả số tiền đã nhận.
Điều 85:
Người
chủ không được phép chấm dứt hợp đồng dịch vụ hoặc thông báo cho người
lao động về việc chấm dứt này trong thời gian nghỉ phép của họ.
Người chủ không được gửi thông báo cho người lao động chấm dứt hợp đồng mà thời hạn báo trước sẽ hết trong kỳ nghỉ phép.
(còn nữa)