Quy
định này áp dụng chung cho công dân các nước thứ 3, tuy nhiên nếu các
nước trong khối ký kết các thoả thuận song phương và đa phương với các
điều kiện thuận lợi hơn thì vẫn có thể vận dụng các điều kiện ấy. Quy
định này không áp dụng cho một số đối tượng như : người xin tị nạn, công
dân nước thứ 3 đang lưu trú bất hợp pháp tại các nước trong khối, thành
viên gia đình của công dân trong khối…
Các
nước thành viên trong khối có thể ban hành hoặc giữ nguyên các quy định
thuận lợi hơn đối với các chuyên gia nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ
nhân, nhà báo, vận động viên chuyên nghiệp, chức sắc tôn giáo, đại diện
các tổ chức phúc lợi công cộng.
2. Quy định về nhập cảnh và lưu trú đối với người làm công ăn lương:
Công
dân các nước thứ 3 và người sử dụng lao động có thể nộp đơn tại các cơ
quan có thẩm quyền nước sở tại trong khối để xin được cấp phép “lưu trú-
lao động”. Trong đơn phải điền đầy đủ các thông số và phải nộp kèm theo
các hồ sơ cần thiết (Tên người lao động, tên người sử dụng lao động,
hợp đồng lao động, các giấy tờ thông hành có giá trị…)
Để
được cấp phép lưu trú và làm việc, phải chứng minh được chỗ làm việc
còn trống trong thời gian ngắn không thể tuyển được người phù hợp là
công dân trong khối hoặc công dân của nước thứ 3 đang có giấy phép làm
việc tại một nước thành viên sở tại trong khối. Để chứng minh điều này,
người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển dụng trong thời gian
ít nhất là 4 tuần lễ cho các cơ quan dịch vụ việc làm của nhiều nước
thành viên trong khối (ví dụ: có thể đăng trên mạng EURES). Tại thời
điểm xét duyệt đơn, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra xem việc thông
báo này có đáp ứng các điều kiện thực tế, phù hợp nội dung và thích ứng
với các quy định chung không.
Các nước thành viên của cộng đồng có thể ban hành các chính sách khuyến khích:
- Đối với công dân của một nước thứ 3 nhất định;
- Hạn ngạch tiếp nhận đối với lĩnh vực kinh tế hoặc vùng lãnh thổ nhất định (khi thấy thiếu lao động);
để không phải xem xét từng trường hợp cụ thể.
Giấy
phép lưu trú cấp lần đầu có giá trị tối đa 3 năm và có thể gia hạn tối
đa 3 năm. Lúc đầu giấy phép hạn chế chỉ được làm việc ở một số nghề hoặc
một vùng lãnh thổ nhất định.
Các
cơ quan chức năng có quyền thu hồi hoặc huỷ bỏ hiệu lực của giấy phép
vì lý do an ninh, trật tự công cộng. Tình trạng thất nghiệp không phải
là lý do đầy đủ để thu hồi giấy phép, chừng nào tình trạng này không
vượt quá một thời hạn nhất định.
Người được cấp phép “ lưu trú-làm việc” có nhiều quyền, đặc biệt:
- Được
nhập cảnh vào lãnh thổ quốc gia của nước thành viên trong khối đã cấp
giấy phép và được tái nhập cảnh sau khi vắng mặt tạm thời;
- Được quá cảnh qua các nước thành viên khác trong khối;
- Được làm các nghề theo quy định trong giấy phép;
- Được
đối xử bình đẳng như công dân EU (điều kiện làm việc và thu nhập, đào
tạo nghề, an sinh xã hội, bảo hiểm ốm đau, tự do hiệp hội…)
Ngoài
ra, người lao động sau khi trở về nước thứ 3 được quyền nộp đơn để nhận
lại khoản tiền bảo hiểm hưu trí đã đóng trong thời gian làm việc hợp lệ
theo giấy phép.
Đối
với một số nhóm người (trong đó có lao động theo thời vụ, lao động qua
lại biên giới hàng ngày hoặc lao động được điều động nội bộ Công ty có
chi nhánh ở nước ngoài, lao động trong quá trình đào tạo, lao động giúp
việc gia đình, những người tham gia chương trình trao đổi) được cấp phép
theo điều kiện riêng biệt.
3. Quy định về nhập cảnh và lưu trú đối với người tự hành nghề:
Công
dân các nước thứ 3 có thể nộp đơn tại các cơ quan chức năng của nước sở
tại trong khối để xin được cấp phép “ lưu trú-tự hành nghề”. Cùng với
đơn, cần nộp các giấy tờ để chứng minh :
- Nhân thân của đương đơn;
- Lĩnh vực hoạt động (đề án khả thi cụ thể, việc bảo đảm tài chính );
- Văn bằng, chứng chỉ cần thiết cho việc hành nghề;
- Đương đơn có đủ các điều kiện để tự lập, được bảo hiểm ốm đau, không phải phụ thuộc vào trợ cấp tài chính của nước tiếp nhận.
Ngoài
ra, cần chứng minh được việc thực hiện đề án sẽ tạo thêm việc làm và
tác động tích cực đến phát triển kinh tế của nước tiếp nhận.
Giấy
phép cấp lần đầu có giá trị tối đa 3 năm và được gia hạn. Các cơ quan
chức năng của nước thành viên trong khối có quyền thu hồi hoặc huỷ bỏ
hiệu lực của giấy phép vì lý do an ninh và trật tự công cộng. Những khó
khăn về kinh tế không phải là lý do đầy đủ để thu hồi giấy phép lưu trú.
4. Các quy định khác:
Các
nước thành viên có thể quy định những giới hạn tối đa, để hạn chế việc
cấp phép. Đặc biệt, có thể ban hành các quy định pháp lý để điều chỉnh
việc tiếp nhận vào các cơ quan công quyền, nhất là các lực lượng vũ
trang.
Thời
hạn để đưa ra quyết định là 180 ngày, sau ngày nhận đơn. Quyết định
phải phân tích đầy đủ các lý do và viện dẫn các cơ sở pháp lý.
Các
nước thành viên cần thông báo và cập nhật thông tin thường xuyên cho dư
luận về các điều kiện cấp phép nhập cảnh và lưu trú cho công dân các
nước thứ 3.
Chậm
nhất đến 01.01.2004, các nước thành viên phải ban hành chính sách của
nước mình để thi hành quy định này, đồng thời đây cũng là thời diểm có
hiệu lực của quy định.
Chậm
nhất sau 4 năm, kể từ ngày 01.01.2004, Uỷ ban châu Âu đệ trình lên Nghị
viện châu Âu báo cáo đánh giá việc thực hiện và các đề xuất bổ sung,
thay đổi quy định này./.
VAMAS