Theo Luật lao động,
quan hệ lao động bắt đầu từ ngày thực hiện hợp đồng. Nếu người lao động
không bắt đầu làm việc vào đúng ngày như đã thỏa thuận mà không đưa ra
được lý do thỏa đáng thì người sử dụng lao động có quyền hủy bỏ hợp
đồng. Trước khi đạt tới những thỏa thuận của hợp đồng lao động, người sử
dụng lao động có trách nhiệm thông báo với người lao động về quyền lợi
và nghĩa vụ phát sinh khi ký kết hợp đồng cũng như kế hoạch làm việc và
trả lương. Nếu là lao động nước ngoài, vấn đề này phải được thỏa thuận
trước hoặc ngay khi có đề nghị hứa hẹn làm việc (hoặc trước khi ký hợp
đồng lao
động),
điều này là cần thiết để báo cáo lên Văn phòng Giao dịch việc làm Nhà
nước khi nộp đơn xin cấp giấy phép làm việc. Một số trường hợp người lao
động phải qua đợt kiểm tra sức khỏe và người sử dụng lao động có trách
nhiệm về việc này.
Kể từ ngày đầu tiên thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:
- Thông
báo cho người lao động về quy chế làm việc theo yêu cầu của người sử
dụng lao động và phù hợp với pháp luật, những quy định cần thiết khác để
đảm bảo an toàn và sức khỏe trong khi làm việc cũng như thỏa ước lao
động tập thể và nội quy. Những thông báo này phải được truyền đạt cho
người lao động bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được, tốt nhất là bằng
tiếng mẹ đẻ của họ. Luật không quy định hình thức thông báo phải bằng
văn bản hay bằng miệng,
- Phân công việc cho người lao động theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng,
- Trả lương đúng hạn, đúng mức đã thỏa thuận,
- Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành tốt công việc,
- Tôn trọng các điều khoản quy định theo pháp luật, thỏa ước lao động tâp thể và hợp đồng lao động.
Kể
từ ngày bắt đầu công việc người lao động có trách nhiệm tuân theo chỉ
dẫn của người sử dụng lao động, thực hiện đúng những cam kết công việc
trong hợp đồng, thực hiện đúng thời gian làm việc, kỷ luật lao động cũng
như các quy định về sức khỏe và an toàn lao động khi làm việc
21. Các điều khoản của hợp đồng lao động và việc ký kết hợp đồng lao động
Các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được quy định trong Luật lao động bao gồm:
- Loại hình công việc mà người lao động nhận làm (phải đúng với loại hình đăng ký trong giấy phép lao động),
- Nơi
làm việc (thành phố, thị xã và đơn vị tổ chức hoặc nơi làm việc cụ thể)
phải đúng với nơi đã đăng ký trong giấy phép lao động do Văn phòng giao
dịch việc làm Nhà nước cấp,
- Ngày bắt đầu công việc,
- Các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản phát sinh trong quan hệ lao động,
- Các
điều khoản khác đối với các bên tham gia hợp đồng ví dụ như thời gian
thử việc (tối đa là 3 tháng), đối với người nước ngoài thì trong hợp
đồng phải có thêm điều khoản về thời gian gia hạn hợp đồng (nếu có)
Luật
lao động quy định hợp đồng phải thể hiện dưới dạng văn bản và có chữ ký
của hai bên. Nếu là người lao động nước ngoài thì bản hợp đồng phải là
song ngữ để cả hai bên có thể nắm được đầy đủ các điều khoản của hợp
đồng và tránh được các vấn đề phát sinh. Người sử dụng lao động phải sao
lại một bản hợp đồng cấp cho người lao động
Những yêu cầu đối với cá nhân người lao động:
- Loại
hình công việc được hiểu là nghề hay hình thức làm việc mà người lao
động nhận làm. Việc xác định loại hình công việc không nên quá rộng để
tránh tinh trạng thực hiện hợp đồng không đầy đủ, nhưng cũng không quá
hạn hẹp, nếu không sẽ hạn chế tính tác nghiệp của người lao động. Do đó
việc xác định loại hình công việc phải chính xác để quy định đúng phạm
vi công việc của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao
động. Việc giao công việc khác là không đúng với cam kết của hợp đồng
lao động và vì vậy khác với giấy phép làm việc.
- Địa
điểm làm việc – có thể là một hoặc một số địa điểm được thỏa thuận
trong hợp đồng lao động. Cần phải quy định nơi làm việc thường xuyên,
phòng trường hợp phải xác định công tác phí nếu người lao động được điều
đi công tác trong thời gian làm việc. Nếu người lao động nước ngoài
bị phát hiện làm việc ở địa điểm không đúng như trong giấy phép lao động
thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
- Thời
gian thử việc có thể thỏa thuận với người lao động nước ngoài, thông
thường là 3 tháng theo như luật định, có thể thỏa thuận thời gian ngắn
hơn. Nếu thời gian thử việc không được quy định bằng văn bản thì sẽ
không có hiệu lực. Trong thời gian thử việc, một trong hai bên (người
lao động hay người sử dụng lao động) đều có thể hủy hợp đồng mà không
cần đưa ra lý do.
22. Trách nhiệm thông báo quyền và nghĩa vụ cho người lao động
Pháp
luật quy định chủ sử dụng phải thông báo cho người lao động biết quyền
và nghĩa vụ của mình. Việc thông báo đó được coi như là một phần của hợp
đồng lao động hoặc phải được chuyển cho người lao động bằng văn bản
chậm nhất trong vòng một tháng kể từ khi người lao động bắt đầu làm
việc. Bất cứ sự thay đổi nào về quyền và nghĩa vụ, chủ sử dụng cũng phải
thông báo cho người lao động. Trong trường hợp quan hệ lao động ít hơn
một tháng thì không phải thực hiện nghĩa vụ này. Các thông tin này bao
gồm:
- Tên, chức vụ của người đại diện cho bên sử dụng lao động nếu là pháp nhân, hoặc tên và địa chỉ của chủ sử dụng nếu là thể nhân,
- Xác định rõ công việc và địa điểm nơi làm việc,
- Quyền được nghỉ ngày lễ, tết theo Luật,
- Quy định rõ các điều khoản về việc thông báo kết thúc hợp đồng lao động,
- Xác định rõ về lương và các loại tiền thưởng, ngày được trả lương, nơi trả lương và hình thức trả lương
- Xác định rõ giờ làm việc trong tuần và việc bố trí giờ làm việc
Theo
quy định của các nước thuộc Liên minh Châu Âu, người lao động phải được
thông báo các điều khoản về nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động, để đảm
bảo an toàn cho người lao động và hạn chế các tranh chấp phát sinh trong
quan hệ lao động. Nếu chủ sử dụng lao động không chấp hành nghĩa vụ
này, hợp đồng lao động sẽ bị coi là không có hiệu lực và bị Văn phòng
Giao dịch Việc làm Nhà nước phạt.
23. Chủ sử dụng có thể phân công người lao động thực hiện một công việc khác với hợp đồng
Liên
quan đến quan hệ lao động với người nước ngoài, hợp đồng lao động phải
phù hợp với giấy phép làm việc, điều này có nghĩa là bất cứ sự thay đổi
nào trong hợp đồng lao động cũng không được khác so với giấy phép làm
việc. Đối với mỗi thay đổi, chủ sử dụng cần thảo luận trước với Văn
phòng Giao dịch Việc làm của Nhà nước, nơi cấp giấy phép làm việc và tùy
vào từng trường hợp. Văn phòng Giao dịch việc làm của Nhà nước có thể
cấp một giấy phép làm việc mới tương ứng. Nếu nơi làm việc bị thay đổi
tới một vùng khác, thì cần có đơn xin cấp giấy phép làm việc tại nơi làm
việc mới. Không được tự tiện phân công người lao động đến làm việc tại
địa điểm khác.
Không
được chuyển người lao động nước ngoài, thậm chí là tạm thời, cho một
chủ sử dụng lao động khác. Phải hiểu rõ rằng giấy phép lao động được cấp
trên cơ sở thị trường lao động và chủ sử dụng xin nhận người lao động
nước ngoài do thiếu lực lượng lao động để hoàn thành công việc cho chính
mình.
24. Cử người lao động đi công tác và phụ cấp công tác
Người
nước ngoài có thể được cử đi công tác như người lao động bản địa, nhưng
thỏa thuận về việc đi công tác phải được ghi trong hợp đồng lao động.
Công tác được hiểu là việc đi đến một địa điểm khác không phải là nơi
làm việc thường xuyên, để thực hiện một vài công việc nhất định và sau
khi hoàn thành sẽ trở về vị trí làm việc cũ.
Theo
quy định việc đi công tác được thỏa thuận để hoàn thành yêu cầu công
việc mà chủ sử dụng nêu ra. Yêu cầu của chuyến đi bao gồm: nơi người lao
động được cử đến (khu vực, thành phố/tỉnh), thời gian bao lâu ,với mục
đích gì, phương tiện đi lại. Người lao động được cử đi công tác, ngoài
trả lương theo thỏa thuận, cũng có quyền được thanh toán công tác phí
theo Đạo luật số 119-1992. Việc thanh toán tiền đi lại bao gồm:
- Chi
phí đi lại (thông thường là vé phương tiện giao thông như vé máy bay,
vé đặt chỗ, vé tàu nằm/ô tô và những loại tương đương)
- Chi phí ở thực tế (người lao động có quyền thuê nhà trọ nếu người sử dụng không cung cấp được nhà ở)
- Trợ cấp tiền ăn theo quy định của luật hoặc thoả ước lao động tập thể.
- Chi phí cần thiết (điện thoại, fax, trông giữ hành lý, đỗ xe và những thứ khác tương tự)
Trợ cấp tiền ăn đối với mỗi ngày đi công tác được xác định như sau:
- 57-69 CZK, nếu chuyến đi kéo dài từ 5-12 giờ
- 87-105 CZK, nếu chuyến đi liên tục từ hơn 12 giờ đến 18 giờ
- 136-163 CZK, khi chuyến đi liên tục nhiều hơn 18 giờ
Trong
những khoản trợ cấp đề cập ở trên thì trợ cấp tiền ăn do chủ sử dụng ấn
định hoặc được quy định rõ trong thỏa ước tập thể. Trường hợp người lao
động thay đổi chỗ làm việc thường xuyên do tính chất của công việc,
thỏa ước lao động tập thể có thể quy định trợ cấp bữa ăn hàng ngày thấp
hơn (nếu không quy định trong thỏa ước tập thể, thì việc thanh toán phải
được áp dụng theo luật định). Nếu bữa ăn được chủ sử dụng lao động bảo
đảm miễn phí, thì không được trợ cấp tiền ăn và nếu chỉ miễn phí một
phần bữa ăn thì tiền trợ cấp ăn chỉ được căt giảm một phần tương ứng.
25. Thời giờ làm việc ở Cộng hòa Séc
Giờ
làm việc thông thường không quá 40 giờ/tuần. Đối với các công việc đặc
thù giờ làm việc của người lao động được rút ngắn như sau:
- Làm việc 2 ca, giờ làm việc tối đa không quá 38,75 giờ/tuần
- Làm việc 3 ca, liên tục và trong các hầm mỏ (mỏ than), giờ làm việc tối đa không quá 37,5 giờ/tuần
Các
hình thức rút ngắn giờ làm việc không cắt giảm lương có thể quy định
trong các thỏa ước tập thể hoặc quy định nội bộ của doanh nghiệp hoặc vì
lý do sức khỏe. Làm việc vượt quá thời gian làm việc quy định trên (40
giờ hoặc 37,5 giờ hàng tuần) được coi là làm ngoài giờ.
Theo
quy định, giờ làm việc được quy định như nhau 5 ngày/tuần (từ thứ Hai
đến thứ Sáu), và quy định thời gian làm việc một ca không quá 9 giờ. Nếu
do tính chất hoặc yêu cầu công việc, chủ sử dụng có thể bố trí thời
gían làm việc lệch nhau nhưng thời gian làm việc tôi đa của một ca không
được vượt quá giới hạn 12 tiếng. Chủ sử dụng quy định bằng văn bản việc
bố trí giờ làm việc lệch nhau và thông báo cho người lao động trước 2
tuần.
Chủ
sử dụng quy định thời gian bắt đầu và kết thúc công việc và việc bố trí
ca làm việc. Người lao động phải đến làm việc đúng giờ và rời nơi làm
việc khi hết giờ. Chủ sử dụng phải cho phép người lao động nghỉ ăn giữa
giờ và nghỉ 30 phút sau 4, 5 tiếng làm việc liên tục. Nhưng nếu đó là
công việc không thể bị gián đoạn, người lao động vẫn phải làm việc mà
không được nghỉ nhưng sẽ được đảm bảo thời gian ăn và nghỉ bù tương
xứng. Thời gian ăn và nghỉ không được tính vào thời gian làm việc.
26. Ngày nghỉ và ngày lễ ở Cộng hòa Séc
Bất
cứ người lao động nào cũng có quyền được nghỉ vào những ngày theo quy
định. Trừ một số lĩnh vực, người lao động có thể bị phân công làm việc
trong ngày nghỉ.
Chủ
sử dụng bố trí thời gian làm việc trong tuần để đảm bảo có thời gian
nghỉ ngơi, ví dụ trong vòng 7 ngày liên tục và phải bố trí ít nhất 35
giờ và đồng thời nên bố trí ngày chủ nhật vào thời gian nghỉ ngơi đó.
Hầu hết chủ sử dụng bố trí, thứ bày và chủ nhật là ngày nghỉ cuối tuần.
Trừ những lĩnh vực có thể bố trí làm việc vào ngày nghỉ (cụ thể là ngành
thông tin liên lạc, văn hóa, y tế và dịch vụ xã hội, hoặc những công
việc không thể bị gián đoạn) thì giờ làm việc được rút ngắn lại 24
giờ/tuần. Tuy nhiên cần có thời gian nghỉ ngơi sau ít nhất 70 giờ làm
việc. Trừ các trường hợp đặc biệt khác trong lĩnh vực nông nghiệp, điện
năng và ngành xây dựng thì không có thời gian làm việc giống nhau do
tính chất của công việc tạo nên.
Ngày lễ được coi là ngày nghỉ làm việc, ở Cộng hòa Séc có tổng cộng 12 ngày lễ đó là:
- Tết Dương lịch (1/1)
- Lễ phục sinh (vào một ngày chủ nhật của tháng 3 hoặc tháng 4)
- Quốc tế lao động (1/5)
- Kỷ niệm chiến thắng phát xít (8/5)
- Kỷ niệm người sáng lập ra ngôn ngữ Xlavơ Cyril và Method (5/7)
- Kỷ niệm ngày mất của Mr. Jan Hus (năm 1415, 6/7)
- Ngày sinh Wenclolav, thần hộ mệnh của đất đai Séc (28/9)
- Ngay Quốc khánh Cộng hòa Tiệp Khắc (năm 1918) 28/10
- Kỷ niệm ngày Cách mạng Velvet (17/11)
- Lễ Noel (24/12)
- Nghỉ Lễ Giáng sinh (25 và 26/12)
Trong
ngày lễ, người lao động vẫn có quyền được hưởng lương như ngày làm việc
bình thường. Đối với những nguời làm việc vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ
thì cùng với lương tháng thường, người lao động có quyền được bù lương
tương đương với mức lương trung bình của họ hoặc tiền trợ cấp ít nhất
cũng phải bằng mức lương trung bình của họ.
Theo
quy định luật pháp Cộng hòa Séc, do những nguyên nhân khách quan hoặc
lý do cá nhân, người lao động không thể thực hiện được công việc thì có
quyền được hưởng lương tương đương với lương trung bình. Đó là các
trường hợp:
- Đi kiểm tra và điều trị y tế
- Vợ của người lao động sinh con,
- Đưa thành viên của gia đình đi khám bệnh hoặc điều trị trong thời gian cần thiết, tối đa là 1 ngày
- Thành
viên của gia đình bị chết: nghỉ 2 ngày đối với trường hợp chồng hoặc vợ
chết và 1 ngày nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột (kể cả là cha mẹ hoặc
anh chị em ruột của vợ hoặc chồng chết) và nghỉ thêm 1 ngày nếu người
lao động là người lo tổ chức đám tang cho những người này
- Ngày cưới của bản thân được nghỉ 2 ngày
- Ùn tắc giao thông công cộng mà không thể lường trước được.
27. Chế độ nghỉ phép ở Cộng hòa Séc đối với người lao động nước ngoài
Các
quy định về việc quyền được nghỉ phép cũng là một nội dung trong quan
hệ lao động với chủ sử dụng và được xác định bởi thời gian mà người lao
động đã làm việc cho chủ sử dụng đó. Người lao động làm việc ít nhất là
60 ngày trong năm có quyền được nghỉ phép.
Thời
gian nghỉ phép cơ bản là 4 tuần. Theo thỏa ước tập thể hoặc nội quy của
doanh nghiệp, thời gian nghỉ phép tăng lên cùng với thâm niên làm việc
của người lao động. Ai cũng được quyền nghỉ theo luật định và điều này
cũng được áp dụng đối với lao động nước ngoài.
Người
lao động thực hiện công việc trong các môi trường đặc biệt khó khăn
hoặc có hại cho sức khỏe (ví dụ như khai thác mỏ, làm việc trong các
đường hầm, làm việc với các chất liệu có khả năng lây nhiễm, làm việc
với bệnh nhân lao hoặc bệnh nhân tâm thần, làm việc trong môi trường
phóng xạ…) thì được nghỉ nhiều hơn một tuần trong một năm làm việc
Thời
điểm được nghỉ phép do người sử dụng lao động quy định, một mặt phải
tính đến công việc của doanh nghiệp và mặt khác phải tính đến nguyện
vọng của người lao động để bố trí chương trình nghỉ phép phù hợp. Người
sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước
ít nhất là 14 ngày. Nếu kỳ nghỉ phép được chia thành nhiều đợt thì ít
nhất mỗi đợt cũng là 2 tuần. Trong thời gian nghỉ phép, người lao động
vẫn có quyền được hưởng lương với mức lương tương đương như thời gian
làm việc bình thường. Nếu người lao động không sử dụng toàn bộ hay một
phần ngày nghỉ phép của mình, thì họ có quyền được bồi hoàn tiền lương
với mức tương ứng.
28. Mức lương tối thiểu ở Cộng hòa Séc
Người
lao động thực hiện một công việc nào đó đều có quyền hưởng lương với
mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu. Những khoản tiền khác như
tiền làm ngoài giờ, trợ cấp làm việc trong môi trường có hại đến sức
khỏe, trợ cấp làm đêm và làm vào ngày lễ không bao hàm trong lương. Việc
trả các khoản nào đó liên quan đến quan hệ lao động như tiền bồi thường
lương, trợ cấp thôi việc, công tác phí và tương tự thì không được coi
là lương. Lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Chính phủ là 8.000
Curon/tháng (được cập nhật đến tháng 12/2006). Theo quy định về giờ làm
việc, lương tối thiểu tính theo giờ là khoảng 47,60 Curon. Trường hợp
người lao động được trả lương theo sản phẩm, khi mức lương theo sản phẩm
thấp hơn lương tối thiểu thì được bù thêm một khoản cho bằng lương tối
thiểu.
- Mức
lương được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước tập thể không được
thấp hơn mức lương tối thiểu. Trong hợp đồng lao động (đối với loại xác
định thời gian làm việc), lương không được thấp hơn mức lương cơ bản
v&