Sau
1 tháng làm việc người lao động đã có quyền nghỉ phép. Nếu thâm niên
làm việc ít hơn 10 năm, thì số ngày được nghỉ hàng năm là 20 ngày; thâm
niên làm việc tối thiểu từ 10 năm trở lên, số ngày nghỉ là 26 ngày hàng
năm.
Chủ
doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí kỳ nghỉ phép cho người lao động ngay
trong năm làm việc của họ. Phần phép còn lại của năm trước, phải được
thực hiện vào Quý đầu tiên của năm tiếp theo. Trường hợp chấm dứt quan
hệ lao động, số ngày nghỉ phép còn đọng lại người lao động được thanh toán bằng tiền.
Ngày
nghỉ trong năm, ngoài các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, còn có các ngày 1/1;
ngày thứ nhất và ngày thứ hai của Lễ Phục sinh; 1/5;3/5; ngày đầu tiên
của lễ Thánh mùa màng;15/8;01/11; 11/11; 25 và 26/12.
Ngoài
ra, người lao động còn được nghỉ vì mất khả năng lao động do ốm đau,
được bác sỹ chứng nhận; nghỉ đi khám bệnh; nghỉ việc riêng vì lý do
hiếu, hỷ.
Các khoản đóng góp
Thuế thu nhập cá nhân : Tổng
thu nhập cá nhân 1 năm tới 3.015,49 Zloty được miễn thuế thu nhập cá
nhân. Còn lại, thuế thu nhập cá nhân được chia làm 3 mức :
- Mức 19 % đối với tổng thu nhập tới 43.405 Zloty ( sau đó được trừ (-) lại 572,54 Zloty);
- Tổng
thu nhập cá nhân nằm giữa mức 43.405 Zloty và 85.528 Zloty thì đóng
thuế mức 7.674,41 Zloty cộng (+) 30% phần thu nhập vượt quá 43.405
Zloty;
- Tổng thu nhập cá nhân trên 85.528 Zloty thì đóng thuế mức 20.311,31 Zloty cộng (+) 40 % phần thu nhập vượt quá 85.528 Zloty.
Các khoản đóng bảo hiểm:( tính trên tổng lương )
- Bảo hiểm tuổi già = 19,52 %
- Bảo hiểm hưu trí = 13%
- Bảo hiểm trợ cấp ốm đau = 2,45 %
- Bảo hiểm tai nạn lao động = 0,97 đến 3,86 % ( tuỳ theo nhóm nghề nghiệp )
- Khoản đóng quỹ thất nghiệp = 2,45%
- Khoản đóng quỹ đảm bảo thực thi các quyền lợi được luật pháp quy định đối với người lao động = 0,15 %.
Trong
các khoản trên, khoản đóng bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm hưu trí do
người lao động và người sử dụng lao động mỗi bên chịu một nửa; khoản bảo
hiểm ốm đau do người lao động đóng; các khoản khác do người sử dụng lao
động nộp. Ngoài ra, người lao động đang làm việc có nghĩa vụ đóng quỹ
bảo hiểm y tế ở mức 8,75 % thu nhập.
III. Quy định về xuất nhập cảnh và giấy phép lao động
Bản
tóm tắt này nhằm cung cấp thông tin cơ bản về visa và giấy phép làm
việc tại Ba Lan. Xin lưu ý là cũng như các quốc gia khác, luật nhập cảnh
của Ba Lan có thể thay đổi mà không cần báo trước. Mọi thông tin trong
tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là căn cứ pháp
lý. Nếu quí vị có nhu cầu tìm hiểu về thông tin chính thức hiện hành và
chi tiết có liên quan luật nhập cư của nhà nước Ba Lan cũng như các
thông tin về luật khác, có thể liên hệ bộ phận chuyên trách tại Fragomen
Global.
Công dân các nước được miễn visa vào Balan :
Ba Lan là một
thành viên của Công Ước Schengen, do vậy việc qua lại biên giới của
doanh nhân các nước thành viên sau đây không cần visa : Áo, Bỉ, Đan
Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ý, Lxembourg, Hà Lan, NaUy,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển. Những nước thành viên dưới đây bắt
đầu được áp dụng Công Ước Schengen từ ngày 21 tháng 12 năm 2007 và áp
dụng đầy đủ từ ngày 30 tháng 6 năm 2008: Cộng hoà Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia.
Cần lưu ý là thời gian được phép lưu trú không cần visa của các doanh nhân nước thành viên này tại các nước thành viên khác không quá 90 ngày trong
1 chu kỳ thời gian là 180 ngày (Ví dụ, nếu một doanh nhân nước thành
viên khác đã lưu trú tại Ba Lan 30 ngày trong vòng 6 tháng, thì cũng
trong chu kỳ thời gian ấy, người đó chỉ được phép lưu trú tối đa 60 ngày
nữa ở các nước thành viên khác với danh nghĩa là doanh nhân nước ngoài.).
Doanh nhân các
nước thành viên Công ước Schengen muổn lưu lại Balan thời gian trên 90
ngày và công dân các nước khác muốn vào Balan đều phải xin visa từ cơ
quan ngoại giao, lãnh sự Balan ở nước ngoài.
Thời gian và hồ sơ xin visa đi công tác : Thời gian phụ thuộc vào quy định của từng Đại sứ quán , thường là từ 3 ngày đến 2 tuần. Danh mục các hồ sơ cần thiết phải nộp:
1. Đơn xin cấp visa đúng mẫu và đã điền đầy đủ,
2. Thư
bảo đảm của nơi mời, ghi rõ mục đích và thời gian của chuyến đi, tài
khoản bảo lãnh trong thời gian tại Ba Lan; đối với một số quốc tịch, yêu
cầu phải có thư mời chính thức từ một công ty Ba Lan nằm trong lãnh thổ
Ba Lan;
3. Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất là 6 tháng, sau thời hạn của visa xin cấp;
4. Chứng nhận cư trú hợp pháp của chính quyền sở tại nơi nộp đơn xin visa;
5. 02 ảnh hộ chiếu;
6. Lệ phí visa.
Giấy phép lao động
Thông thường , lao động nước ngoài khi vào Ba Lan phải
xin giấy phép lao động . Quy định này được áp dụng cho cả người lao
động tìm việc bằng phương pháp truyền thống là trực tiếp liên hệ với các
chủ doanh nghiệp muốn thuê nhân công hoặc thông qua các đại lý môi giới
lao động.
Quy định này cũng được áp dụng cho việc di chuyển lao động trong nội bộ Công ty.
Người
nước ngoài không được chuyển đổi các tình trạng cư trú khác của họ sang
cư trú lao động. Trong khi vẫn còn ở tại Ba Lan, người nước ngoài có
thể nộp đơn xin giấy phép lao động, tuy nhiên không được phép đi làm.
Người nước ngoài phải ra khỏi Balan và nộp đơn xin visa lao động tại lãnh sự quán Balan ở nước sở tại .(Yêu cầu này không áp dụng với công dân của EU)
Các yêu cầu cơ bản
Không
có yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn nghề nghiệp nhưng người nào có trình độ
kỹ năng nghề càng cao thì càng có nhiều cơ hội được cơ quan lao động
cấp phép.
Các hồ sơ thông thường người lao động phải nộp là:
1. Bằng tốt nghiệp THPT ( hoặc Bằng đại học nếu có)
2. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc (được chủ doanh nghiệp các nơi đã từng làm xác nhận )
3. Chứng chỉ ngoại ngữ ( nộp bản chính)
Ngoài ra, phải nộp các tài liệu của doanh nghiệp nhận lao động sau :
1. 01 đơn đề nghị nhận lao động, được một thành viên đại diện hội đồng quản trị / hội đồng quản lý của công ty Ba Lan ký và đóng dấu.
2. Thư bảo lãnh của doanh
nghiệp Ba Lan sử dụng lao động, bao gồm các thông tin chi tiết liên
quan đến người lao động nước ngoài và mô tả công việc được thuê.
3. Báo cáo thống kê tình hình kinh doanh, sản xuất và đóng thuế của Công ty thuê lao động.
Nếu cần thiết, những tài liệu này phải đi kèm với bản dịch sang tiếng Ba Lan có công chứng.
Quy trình tổng quát
1. Các
thủ tục xin Giấy cho phép lao động tại Ba Lan , bắt đầu là thủ tục xin
Giấy chuẩn y cấp giấy phép lao động. Giấy chuẩn y là cơ sở quan trọng
nhất cho việc cấp visa lao động và giấy phép lao động, cho phép người có quốc tịch nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Ba Lan trong quá trình làm việc theo hợp đồng lao động của họ.
2. Chủ
lao động nộp Giấy chuẩn y cấp phép lao động cho văn phòng quản lý lao
động tại nơi người lao động sẽ làm việc. Thời gian làm thủ tục khoảng
1,5 tháng.
3. Dựa
trên giấy chuẩn y cấp phép lao động, người lao động nộp đơn xin cấp
visa tới Lãnh sự quán Ba Lan tại quốc gia của mình. Thời gian chờ thủ
tục khoảng từ 2 đến 3 tuần.
4. Để được cấp phép lao động, công dân ngoại quốc cần trình các tài liệu cần thiết tới Phòng Lao động cấp tỉnh. Thời gian mất khoảng từ 2 đến 4 tuần.
Lưu ý là qui trình này có thể bị thay đổi theo yêu cầu của Cục Nhập cư và Lao động Ba Lan.
Hồ sơ cần thiết của công ty thuê lao động
Chủ thuê người Ba Lan phải trình các giấy tờ sau:
1. Giấy đăng ký của toà án
2. Số giấy đăng ký (REGON)
3. Số mã thuế (NIP)
4. Hợp đồng thuê mặt bằng công ty.
5. Bản cam kết của công ty không có rắc rối với pháp luật Ba Lan.
Các hồ sơ cần thiết về người lao động và thân nhân
1. Giấy chứng nhận văn bằng và chứng chỉ nghề của người lao động
2. Giấy đăng ký kết hôn
3. Giấy khai sinh của người lao động, vợ/chồng, và con cái.
4. Bản phôtô công chứng hộ chiếu của người lao động và các thành viên trong gia đình.
Thời gian tiến hành
Thời gian hoàn thành thủ tục xin lưu trú và làm việc mất ít nhất là 3 tháng.
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 1 năm.
Xin visa vào Ba Lan
Các giấy tờ cần thiết để xin visa vào Ba Lan gồm:
1. Đơn xin visa
2. Giấy chuẩn y cấp phép lao động
3. 2 ảnh hộ chiếu
4. Hộ chiếu còn hạn ít nhất là 6 tháng so với hạn của visa.
5. Phí đăng ký
LƯU Ý: Các giấy tờ cần thiết. thủ tục, thời gian có
thể thay đổi tuỳ theo Lãnh sự quán ở mỗi nước. Do đó, tốt hơn hết là
nên hỏi lại những yêu cầu cần thiết xin visa tại Lãnh sự quán nơi nộp hồ sơ.
Các yêu cầu sau khi nhập cảnh: đăng ký, giấy phép lưu trú, thẻ thuế
Trong
vòng 48 giờ sau khi nhập cảnh Ba Lan, người lao động phải cùng với chủ
cho thuê nhà ở đến đăng ký lưu trú tại Cục Nhập cảnh sở tại. Chủ nhà
phải trình giấy tờ sở hữu, thuê mướn nhà cửa và hợp đồng thuê nhà giữa
hai bên.
Không
cần thiết nộp visa lao động nhưng phải nộp bản đăng ký tạm trú. Để nộp
bản đăng ký tạm trú, chủ nhà và người lao động phải trình diện tại Văn
phòng chính quyền sở tại cùng với hộ chiếu và visa lao động.
Gia đình và người thân
Vợ con
Vợ và con của người lao động chỉ được lưu lại với tư cách là khách du lịch, và xin visa theo quốc tịch của họ.
Cần có thời
hạn 2 năm để các thành viên khác trong gia đình người lao động được cho
phép lưu trú tại Ba Lan. Người lao động phải làm việc và lưu trú chính
thức tại Ba Lan ít nhất là 2 năm liên tục mới có khả năng bảo lãnh cho
người thân đến cư trú ở Ba Lan.
Người đi cùng không phải vợ/chồng : Những
người đi cùng không phải vợ/chồng không được thừa nhận là người trong
gia đình. Do đó người đó phải độc lập xin phép lao động và lưu trú tại
Ba Lan.
Thủ tục xin đi làm của những người trong gia đình
Vợ/chồng,
những người trong gia đình và những người đi theo không phải vợ/chồng
không được phép làm việc ngay lập tức như người lao động. Những người
này phải tự xin giấy phép lao động và visa lao động theo quy định của Ba
Lan.
Nguồn : Mạng việc làm châu Âu
Nguyễn Xuân An tổng hợp và lược dịch